Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013

Thư của Trần Tố Như gửi đến bố là sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam

tải audio :http://radiodlsn.com//chuongtrinh/lathutuoitre/LTTT19072013.mp3
==========================================================
Trong chuyên mục "Lá Thư Tuổi Trẻ" tuần này, mời quý thính giả nghe Thư của Trần Tố Như gửi đến bố là sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, qua sự trình bày của Mỹ Linh để tiếp nối chương trình tối nay.
Bố kính yêu,
Thưa bố, vẫn luôn nhớ đến lời bố dặn dò trước khi lên đường du học và con luôn hiểu rằng chữ Trung đối với con người đáng quí biết dường nào, không những thế, giá trị và phẩm cách của người đó được đánh giá cao hay thấp, một phần cũng tùy thuộc vào thái độ trung thực, trung thành và tận trung với quốc gia, dân tộc của họ phải không bố? Mọi điều bố dặn dò, con đã lĩnh hội và luôn ghi lòng tạc dạ.
Duy chỉ có điều này con thấy hơi vố lý. Con thành khẩn xin lỗi bố trước khi bàn luận về chuyện này. Nhưng con thấy đã đến lúc con cần phải nói lên, vì con hiểu rằng thế hệ của con không bao giờ có những trải nghiệm khói lửa, đau khổ của chiến tranh cũng như nỗ lực vượt qua mọi thử thách giống như thế hệ của bố. Nhưng con cũng hiểu rằng sứ mệnh của thế hệ chúng con là xây dựng, bằng mọi giá phải xây dựng đất nước này giàu đẹp, văn minh, tiến bộ và nhân bản.
Và, chính vì hiểu rõ sứ mệnh của mình nên con thấy rằng giữa con và bố, đôi khi đã bị đánh tráo khái niệm cũng như bị đánh tráo sứ mệnh mà mình không hề hay biết. Đành rằng thời chiến tranh, sứ mệnh của một quân nhân là bảo vệ đất nước, bảo vệ đồng đội và bằng mọi giá phải triệt hạ đối phương.
Nhưng trong thời bình, xây dựng đất nước, xây dựng quê hương, thì sứ mệnh của người lính không còn là chuyện nhả đạn vào kẻ thù hay đối phương gì đó nữa, mà là bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ bình an cho nhân dân và bảo vệ những giá trị nhân văn trong quốc gia, dân tộc. Lý tưởng phụng sự của người lính thời bình phải là quốc gia, dân tộc và tiến bộ. Những gì đi ngược với các yếu tố này, đều là kẻ thù của người lính chân chính.
Nhưng, bố đã nói với con rằng chúng ta phải trung thành với đảng Cộng sản, vì đảng Cộng sản đã nuôi dưỡng và làm nên con người như bố, để rồi bố gặp mẹ và sanh ra con. Con thấy bố hơi khiêm nhường và gượng ép khi nói điều này bố ạ! Vì bố cũng thừa biết không có một đảng phái chính trị hay một nhà nước nào tồn tại được nếu không có mồ hôi, nước mắt và công sức của nhân dân. Chính những đồng thuế của nhân dân đã nuôi dưỡng nhà nước Cộng sản tồn tại cho đến ngày hôm nay. Và cho đến bây giờ, khi đã đủ lông đủ cánh, nắm quyền bính trong tay, họ đã quay mặt, tự xem mình là ông chủ của nhân dân. Đó là một sự thật!
Và một sự thật nữa là họ biến những chiến binh như bố trở thành công cụ để trấn áp và chăn dắt nhân dân. Và họ bắt buộc bố phải trung thành với lý lẽ theo kiểu là nhờ họ mà bố có ngày hôm nay. Con xin phép miễn bàn chuyện có nhờ họ mà bố như hôm nay hay không, vì đây là câu chuyện của lịch sử, con chỉ mạo muội bàn với bố rằng sứ mệnh của bố và con bây giờ đã hoàn toàn khác, một sứ mệnh không có khói lửa, không có thù hận và không có mùi thuốc súng, một sứ mệnh xanh trên một con đường màu xanh của tri thức, khoa học, tiến bộ, dân chủ và nhân quyền. Chỉ có một lựa chọn duy nhất là thực hiện đúng sứ mệnh này, đất nước chúng ta mới có thể giàu mạnh được. Nếu không, cứ âm u trong ám muội độc tài theo kiểu "thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn" này thì bóng đen dốt nát và u mê sẽ dần phủ lên đầu dân tộc, quốc gia, họa mất nước đang cận kề.
Nhất là trong trường hợp quyền lợi phe nhóm đang mạnh dần lên, máu hưởng thụ đã bò vào đến tận giường ngủ, thử hỏi bố, liệu tinh thần chiến đấu của ngay cả bố, một sĩ quan cao cấp có còn được như xưa? Bố sẽ cân nhắc giữa những thứ mình đang hưởng thụ và cái chết, giữa những thỏa hiệp để cơm no áo ấm và chiến trường khói lửa. Và thưa bố, giả sử có chiến tranh Việt Nam – Trung Cong nổ ra, sẽ có bao nhiêu người lính còn hăng say cầm súng ra chiến trường, hăng say vì lý tưởng bảo vệ tổ quốc? Vì bây giờ, khái niệm tổ quốc đã bị đồng nhất với đảng Cộng sản, mà đảng Cộng sản lại là bạn bè, anh em cộng sản quốc tế với Trung Cong, tâm lý lưỡng lự giữa nên đánh hay nên thỏa hiệp sẽ đẩy đất nước vào ngõ cụt, và không chừng, gian thần Trung Cong đã ở ngay trong nội bộ quân đội, đang ở cạnh bố, đang là chính trị viên cao cấp của quân đội Việt Nam?! Điều này rất có thể bố ạ! Đừng để đến lúc một ai đó đứng lên đọc lệnh và thay cờ Trung Cong trước doanh trại rồi mới ngỡ ngàng và âm thầm, cắn răng chịu đựng bố ạ!
Thưa bố, khái niệm tổ quốc và đảng của bố đã bị đánh tráo, khái niệm bảo vệ tổ quốc và bảo vệ đảng của bố cũng đã bị đánh tráo, xem như thế hệ của bố đã bị đánh tráo, bị hiểu lệch khái niệm, đây là một sự thật. Còn với thế hệ của con là xây dựng đất nước, vấn đề trung thành hay không trung thành với đảng Cộng sản chẳng có ý nghĩa nào đối với con.
Thưa bố, chính vì thế, con định nghĩa lòng yêu quê hương của con bằng chính sự bác bỏ, phản đối đảng Cộng sản. Vì sao? Vì họ đã kéo đất nước này dậm chân tại chỗ, thiếu sáng tạo và kém văn minh bởi mọi thứ cơ chế nặng nề, gò bó, bộ máy quản lý cồng kềnh, dốt nát từ trung ương xuống tới địa phương của họ. Con nghĩ rằng giải trừ đảng Cộng sản đi, sẽ có rất nhiều nhân tài vốn từng là đảng viên Cộng sản được giải phóng và tìm được đất dụng võ trong sân chơi khoa học, tiến bộ. Còn nếu cứ để họ độc tài, những bộ não vĩ đại của đất nước sẽ teo lại trong giới hạn của hai chữ duy nhất: Cộng sản!
Không có gì quí hơn độc lập, tự do và giải trừ độc tài bố ạ!
Kính chúc bố thật mạnh khỏe, gặp nhiều niềm vui mới trong một ngày làm việc rất nhàm chán như bố từng than thở!
Con gái
Trần Tố Như

Đơn giản anh là Điếu Cày

tải audio : http://radiodlsn.com//chuongtrinh/binhluanthoisu/dongian.mp3
====================================================
Một bề ngoài đơn giản, mộc mạc nhưng hàm chứa một tấm lòng yêu nước thiết tha, một ý chí sắc đá bảo vệ giang sơn tổ quốc, là cá tính không những của nhà tranh đấu dân chủ Điếu Cày mà của toàn dân tộc Việt Nam. Chính vì thế, ngày tàn của CSVN bán nước sẽ không xa. Mời quý thính giả nghe phần Bình Luận của Bảo Ngọc với tựa đề: "Đơn giản anh là Điếu Cày" sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Người Việt Nam chúng ta thường quen thuộc với hình ảnh chiếc Điếu Cầy dùng để hút thuốc lào. Từ bác nông dân cho đến anh lái xe, từ nông thôn cho đến thành thị người ta đều có thể bắt gặp chiếc điếu cày thân thuộc. Nói như vậy để thấy hình ảnh chiếc Điếu Cày như một biểu tượng của một nét văn hóa độc đáo từ lâu đời của dân tộc VN. Chiếc Điếu Cày không chỉ còn là một vật dùng để hút thuốc lào nữa, mà nó đã đi vào thơ ca:
"Nhớ ai như nhớ thuốc lào
Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên".
Hình ảnh chiếc điếu cày vừa thân thuộc, vừa gần gũi và thân thương đã ghi khắc vào tâm thức mỗi người Việt Nam dù có hút thuốc hay không. Và ở Việt Nam có một người anh hùng với bút danh Điếu Cày cũng đã đi sâu vào tâm thức của đồng bào. Đơn giản vì anh là Nguyễn Văn Hải - blogger Điếu Cày. Anh chọn một cái tên rất Việt Nam, rất thân thuộc để nhắn nhủ với chúng ta rằng anh là người Việt Nam và rất yêu những gì thuộc về Việt Nam. Chính vì sự đơn giản ngay từ tên gọi mà Điếu Cày cũng đơn giản tình yêu đất nước, dân tộc bằng chính những hành động rất thiết thực. Không hoa mỹ, không rườm rà và không tiền hô hậu ủng, Điếu Cày đã âm thầm tìm hiểu và tố giác tội ác của cộng sản đã bán nước Việt Nam. Hàng loạt chuyến đi xuyên Việt đã được anh âm thầm thực hiện chỉ để cảnh báo đồng bào rằng: Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc... đã bị mất bởi một lũ bán nước cộng sản Việt Nam.
Kết quả của tình yêu nước đơn giản như một chiếc điếu cày của anh là một bản án tù chưa có hồi kết mà giặc nội xâm giành cho anh. Bọn bán nước đã không có cách gì để vu khống anh, đành phải vẽ ra một lý do rất ấu trĩ: Trốn thuế. Ai cũng biết bản án giành cho anh là một sự sắp đặt để bịt miệng tất cả những ai cùng anh đấu tranh cho công lý và dân tộc. Một nghịch lý ở Việt Nam đã và đang diễn ra: Kẻ bán nước xử tù người yêu nước. Có bao giờ dân tộc Việt Nam lại đau thương như lúc này hay không? Có lẽ là chưa bao giờ cả.
Không những bỏ tù anh, mà bọn cộng sản trong tù còn đánh đập anh thậm tệ. Có những lúc ở Xuân Lộc chúng đánh anh và không cho anh được gặp gia đình hằng năm trời. Những hành động trả thù đê tiện của cộng sản đã bị lên án. Nhưng chúng vẫn không từ bỏ một hành động nào để trả thù anh vì anh dám vạch trần tội bán nước của chúng. Cộng sản đã đưa anh ra Bắc, nơi mà sắp đến mùa đông lạnh lẽo anh phải sống trong lao tù. Rồi thật bất ngờ, chúng không cho anh được gặp vợ con anh chỉ với một lý do bịa đặt: "Bởi vì ông Hải gây mất trật tự phòng giam". Một người ít nói, thậm chí hiền lành, mộc mạc như chính cái tên Điếu Cày không thể là kẻ gây rối được. Tất cả chỉ là những lời bịa đặt của một lũ côn đồ quen thói ngậm máu phun người mà thôi.
Theo thông tin từ những bạn tù của anh, đã gần 1 tháng nay anh tuyệt thực trong âm thầm. Không thông báo ồn ào, không cần ai biết nhưng anh đã tuyệt thực rất đơn giản như cái tên của anh, vì anh muốn quyền con người của anh được thực hiện. Cái quyền cơ bản của con người đã không được cộng sản thực hiện và anh phải đòi nó cho bằng được. Nhìn gương mặt già đi rất nhiều, nhìn mái tóc điểm bạc của anh lúc ra tòa không ai có thể nhận ra anh là Điếu Cày anh dũng xuống đường biểu tình năm nào. Nhưng nếu nhìn kỹ, đôi mắt anh vẫn vậy. Vẫn đôi mắt sáng ngời ý chí ngày đó - những ngày dẫn đầu đoàn quân biểu dương sức mạnh dân tộc.
Tên anh quá đơn giản và mộc mạc, cách anh làm để phản đối sự bất công cũng thật bình lặng nhưng cương quyết. Đó là sự khác biệt của anh, rất giản dị nhưng kiên định. Trong những trại tù ở Việt Nam, người ta thường giết thời gian bằng cách chế ra những chiếc điếu cày rất đẹp vừa để hút thuốc, vừa là thể hiện bàn tay khéo léo của tù nhân. Ông Trời đã run rủi như thế nào mà cái bút danh của anh lại là Điếu Cày. Có lẽ vì thế mà lòng yêu nước trong sáng của anh đã được đáp lại bởi bản án tù. Cái tên như là định mệnh sắp đặt anh gắn liền với nhà tù sao? Không! Hoàn toàn không phải vậy! Vì nhân dân Việt Nam sẽ phá án cho anh. Đơn giản bởi vì anh là một anh hùng của mọi người dân yêu nước. Với những phong trào đấu tranh cho dân chủ tự do đang ngày càng mãnh liệt ở trong và ngoài nước thì cái ngày anh vứt bỏ định mệnh với tù đày sẽ đến gần. Những gì anh đã và đang làm cho đồng bào, cho dân tộc sẽ được ghi nhận xứng đáng. Những kẻ tham danh lợi bán nước và đẩy anh vào tù sẽ bị dân chúng Việt nam đưa ra trước ánh sáng công lý. Tên anh sẽ được nhớ mãi trong lòng những người yêu nước chân chính. Bởi vì đơn giản anh là: ĐIẾU CÀY !
Bảo Ngọc
18/7/2013

Tức nước ắt vỡ bờ

tải audio về :http://radiodlsn.com//chuongtrinh/binhluanthoisu/tucnuoc.mp3
===================================================
Thế kỷ 21 và kỷ nguyên tin học là giai đoạn tức nước vỡ bờ, hoặc sợi lông làm gãy lưng lạc đà trước những bất công xã hội và nạn bán nước trắng trợn của cường quyền CSVN. Mời quý thính giả nghe phần Bình Luận của Ngọc Huy với tựa đề: "Tức nước ắt vỡ bờ" sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Dân gian Việt Nam chúng ta thường có câu "tức nước vỡ bờ" hay "con giun xéo mãi cũng quằn" để cho sự căm tức phải được bùng nổ khi bị dồn ép trong một tình huống nhất định. Trong lịch sử dân tộc, không ít lần các cuộc khởi nghĩa như Hai Bà Trưng, Lam Sơn... đều xuất phát từ tình yêu đất nước và cả sự dồn nén trước sự bóc lột của giặc Tầu và những cuộc khởi nghĩa đó đã làm nên những chiến công vẻ vang cho dân tộc, đem lại sự tự do cho Việt Nam.
Ngày nay, sau 80 năm chịu nô lệ cộng sản, dường như sức ép mà cộng sản đã đem lại cho nhân dân đang ngày càng được dồn nén một cách cao độ. Trong suốt 80 năm từ khi có cộng sản đến nay, đồng bào Việt Nam đã chịu không biết bao khổ đau do chủ thuyết hoang tưởng cộng sản và bản chất khát máu, lừa dối do chúng đem lại. Khi mới cướp đoạt được chính quyền một cách trái phép từ tay chính phủ Trần Trọng Kim, lập tức cộng sản vơ vét tiền tài của nhân dân dưới mỹ từ "góp của cho cách mạng". Rồi khi cách mạng đã tạm thời vững chãi, cộng sản tiếp tục cướp bóc và giết người thông qua bài học từ Trung cộng mang tên: "cải cách ruộng đất". Tiếp theo sau là việc gây chiến với VNCH để có thể tiêu hóa chủ nghĩa bành trướng mà Trung cộng chỉ đạo. Đảng cộng sản cũng không ngại ngần đàn áp những ai bất đồng chính kiến với đảng mặc dù tội ác của cộng sản là không thể chối cãi. Suốt 80 năm qua, Việt Nam chưa hề có độc lập vì cộng sản chủ trương làm nô lệ cho Tàu. Suốt 80 năm qua Việt Nam không hề có tự do vì con người phải sống trong một nhà tù lớn, mà ở đây, nhân cách, nhân quyền chỉ là thứ đồ bỏ đi bởi một thứ luật chơi cho riêng đảng cộng sản: Luật rừng, luật của độc tài.
Rất may mắn, xu hướng dân chủ tự do trên thế giới đã là một xu hướng không thể ngăn cản. Lần lượt mùa xuân Ả Rập, Lybia... đã đến khắp nơi trên thế giới sau khi ông trùm cộng sản Liên Xô và Đông Âu hoàn toàn sụp đổ. Ngay tại Cu Ba, một nước có tư tưởng bảo thủ cộng sản cũng đã tuyên bố vứt bỏ Mác –Lê vào sọt rác. Ngay trong cùng khu vực Đông Nam Á, Miến Điện đã vứt bỏ độc tài để lần đầu tiên có cuộc tranh cử tự do sắp tới. Chính bởi dân chủ tự do đã đem lại cho người dân quyền con người đúng nghĩa nên nó phải là xu thế tất yếu trên thế giới. Ngoài ra, việc phát triển của một xã hội thông tin, một thế giới bình đẳng cũng giúp cho tiến trình dân chủ hóa càng thêm nhanh chóng và lan tỏa dễ dàng.
Tại Việt Nam, tiến trình dân chủ hóa bị đảng cộng sản ra sức đàn áp ngày càng mãnh liệt. Hàng loạt người đấu tranh cho dân chủ, tự do và quyền con người như Nguyễn Văn Hải, Phạm Thanh Nghiên, Đỗ Minh Hạnh... bị bắt vào tù. Đây cũng chính là điểm trọng yếu của sự thất bại nơi chủ nghĩa cộng sản. Chính vì run sợ trước làn sóng đấu tranh chống độc tài mà đảng cộng sản đã "thà bắt lầm còn hơn bỏ xót" những ai yêu nước mà không yêu đảng.
Điểm lại tình hình chính trị Việt Nam trong vài năm qua, chúng ta có thể thấy một tín hiệu đáng mừng. Ngày càng nhiều người đã từng là cộng sản nhận ra đảng cộng sản lừa bịp quay về phía nhân dân như ông Trần Anh Kim, Trần Độ, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên... Ngày càng có nhiều học sinh, sinh viên đã nhận ra những gì họ bị đảng nhồi nhét tuyên truyền về "đảng quang vinh, bác Hồ vĩ đại" chỉ là dối trá. Chính vì vậy, Phương Uyên, Nguyên Kha đã thẳng thừng tuyên bố "đảng cộng sản đi chết đi".
Những gì thuộc về sự thật vẫn mãi là sự thật, những gì là dối trá cuối cùng sẽ phải phơi bày trước ánh sáng. Tất cả những sự phản kháng như là một chiếc lò xo bị nén lại ngày càng có trong mình nội lực mạnh hơn. Điều này xuất phát từ việc bạch hóa những sự thật mà lâu nay đảng cố tình bưng bít lừa dối người dân. Và đây chính là một tín hiệu đáng mừng đầu tiên cho công cuộc đấu tranh của nhân dân trước cường quyền cộng sản.
Đi đôi với phản kháng và bất tuân dân sự thì hầu hết người dân Việt Nam ngày nay cũng chịu một sức ép vô cùng to lớn từ nền kinh tế èo uột mà ra. Đảng cộng sản chỉ tham nhũng và bán nước, ngoài ra rất kém cỏi và dốt nát trong điều hành kinh tế. Chính vì vậy, sức chịu đựng của dân chúng Việt Nam ngày càng bị đẩy đến mức giới hạn của sự chịu đựng. Tất cả chỉ chờ một ngọn lửa bùng phát.
Ngày chủ nhật 30/6 vừa qua, tín hiệu về những ngọn lửa cháy hừng hực niềm căm hận bọn bán nước và độc tài đã diễn ra tại Xuân Lộc. Anh em tù nhân từ chính trị cho đến hình sự đều đồng nhất đấu tranh cho quyền con người của mình. Tuy bị vào tù, nhưng nếu đúng nghĩa,t ất cả anh em đều còn nguyên quyền con người. Nhưng tất cả những quyền căn bản của con người đó đã bị cộng sản mà đại diện là công an cướp đoạt trắng trợn. Tức nước ắt vỡ bờ, anh em tù nhân đã đoàn kết lại để đòi lấy quyền được sống, quyền được đối xử đúng mực cho mình.
Nước Việt Nam chúng ta đã trải qua gần 1 thế kỷ trong đau thương và tủi nhục. Mẹ Việt nam đã đau lòng khi chứng kiến chúng con bị cầm tù, bị coi là cầm thú trong cái lồng của cộng sản. Và Mẹ Việt Nam cuối cùng cũng đã thức tỉnh được toàn dân để đồng lòng đứng lên chống lại chủ nghĩa độc tài và bọn ác nhân cộng sản Việt Nam. Tức nước ắt sẽ vỡ bờ, ngày độc lập tự do cho dân tộc sẽ không còn xa nữa....!
Ngọc Huy

THANH NIÊN VIỆT NAM KHÔNG THỂ TIẾP TAY CHO CỘNG SẢN BÁN NƯỚC

===========================================
Càng ngày càng có nhiều thanh niên tìm cách không gia nhập quân đội nhân dân của CSVN, chính điều này đang làm cho cộng sản mất ăn mất ngủ và tìm cách đối phó. Nhưng trời bất dung gian, âm mưu bán nước của CSVN đã bại lộ. mời quý thính giả đón nghe bài THANH NIÊN VIỆT NAM KHÔNG THỂ TIẾP TAY CHO CỘNG SẢN BÁN NƯỚC của Lý Trần Công qua sự trình bày của Hải Nguyên.
Hơn hai triệu bộ đội sinh Bắc tử Nam trong cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn hơn hai mươi năm. Tiếp đến, ba trăm ngàn bộ đội tình nguyện "xâm lược" Campuchia, bỏ mạng xứ người từ năm 1978 đến năm 1989. Cuộc chiến sáu tỉnh biên giới phía Bắc năm 1979, Trung cộng đã dạy cho CSVN một bài học về tình đồng chí "ăn cháo đá bát", với năm mươi ngàn bộ đội Việt Nam được sớm đi gặp đồng chí Hồ "chủ tiệm" ở bên kia thế giới.
Cuộc nội chiến giữa Quốc gia và ý thức hệ cộng sản diễn ra trên 20 năm. Đảng cộng sản lùa thanh niên miền Bắc vào Nam, với chiêu bài giải phóng miền Nam đang bị áp bức, kìm kẹp khỏi tay đế quốc Mỹ, nhưng kỳ thực đảng đánh Mỹ để tiêu thụ vũ khí cho Liên xô, và dâng đất nước Việt Nam cho Tàu cộng. Khói lửa chiến tranh và chết chóc càng dâng cao, thì tuổi đời nhập ngũ của thanh niên miền Bắc càng xuống thấp, thậm chí trẻ em 12 tuổi, đảng cộng sản cũng đưa ra chiến trường để chết. Thanh niên miền Bắc khi ấy không có cơ hội từ chối khoác áo bộ đội, bởi toàn bộ bao tử của đồng bào miền Bắc đã được đảng "ướp muối". Những cái đói cồn cào do thiếu ăn, cũng đủ quật ngã những cái đầu liều lĩnh muốn trốn nghĩa vụ quân sự. Trong khi ngoài mặt trận, máu lửa chết chóc, thì con cái của các lãnh tụ cao cấp ung dung sang Liên xô, Trung cộng hay các nước cộng sản khác, để trốn nghĩa vụ quân sự. Sau khi cưỡng chiếm được miền Nam, đảng CSVN tỏ lòng trung thành với anh hai Liên xô hơn, và giở thói lưu manh quỵt nợ vũ khí của anh ba Trung cộng. Thế là cả thế giới được dịp chứng kiến tình đồng chí kiểu "môi hở răng lạnh", CSVN tiêu diệt Khơ-me Đỏ, còn Trung cộng thì tấn công CSVN. Bộ đội Việt Nam tiếp tục phơi xác bên Campuchia và 6 tỉnh biên giới phía bắc với gần 400 ngàn sinh mạng. Điểm lại các sự kiện trên để thấy rằng, đảng CSVN trong suốt thời gian cầm quyền của mình đã dùng những thủ đoạn đê hèn, lộng giả thành chân, bịp bợm để tô vẽ cho cái áo khoác nhân danh chính nghĩa của chúng, nhưng thử hỏi những kẻ bất nhân tàn bạo và bán nước như CSVN có thể được coi là chính nghĩa hay không? Câu trả lời dứt khoát sẽ là không. Hàng triệu bộ đội đã phải gởi nắm tro tàn nơi lòng đất bởi những cuộc chiến phi nghĩa, họ đã không còn cơ hội để nhận ra mình đã bị CSVN lường gạt vào chỗ chết. Nhưng ngày nay khi những cái cúi gập đầu hèn hạ thần phục Bắc Kinh, và những ký kết thực hiện bán nước của thái thú chủ tịch Trương Tấn Sang, để Việt Nam sẽ trở thành khu tự trị thuộc lãnh thổ Trung cộng vào năm 2020, thì những anh bộ đội sẽ nghĩ gì về nguy cơ mất nước? Những bằng chứng hiển nhiên việc CSVN bí mật bán đất dâng biển cho giặc Tàu, đã không còn có thể che đậy được nữa. Khi tiền trao thì cháo phải múc, nên nó lý giải một thực trạng là tại sao Trung cộng lại hung hăng cướp bóc, bắn giết ngư dân Việt trên biển Đông như vậy. Trên đất liền thì CSVN mở toang cửa cho dân Tàu tràn vào, mà không ít trong đó là lính cải trang dân thường, chiếm cứ các vị trí then chốt về quân sự. Toàn bộ nền kinh tế thì bị Tàu hóa và lũng đoạn. Các công trình xây dựng có tính chiến lược sống còn của quốc gia, cũng đang nằm trong tầm khống chế của Tàu cộng. Xem ra lần này, Tàu cộng rút kinh nghiệm, quyết không cho CSVN có cơ hội chơi xong rồi chạy như trong quá khứ. Tập đoàn bán nước bộ chính trị CSVN thừa biết rằng người dân hiện nay đã không còn tin vào những điều tuyên truyền láo khoét của chúng nữa. Giới thanh niên trẻ thì đang ra sức tìm kiếm thông tin sự thật trên mạng internet, để so sánh mức độ thực hư với những gì mà CSVN tuyên bố. Trước nguy cơ sụp đổ chế độ đang đến gần, CSVN tăng cường nuôi dưỡng công an mật vụ, còn lực lượng bộ đội cũng vẫn chỉ là những xác thân ốm đói vật vờ, tay súng run rẩy, được khoác cho mỹ từ quân đội nhân dân anh hùng. Chỉ có những hợp đồng mua bán vũ khí béo bở, hỏa tiễn, máy bay, tàu ngầm là nuôi béo bộ sậu của thủ tướng thái thú Nguyễn Tấn Dũng mà thôi.
Ngày 10 tháng 7 vừa qua trong một cuộc phỏng vấn của báo chí lề đảng, thiếu tướng Lê Mã Lương có nói: "Hiện tượng dạy nhau cách trốn nghĩa vụ quân sự là điều rất lạ lẫm với dân tộc Việt Nam, lạ lẫm với tính cách người Việt Nam. Người Việt Nam không hèn thế". Đúng! Người Việt Nam không hèn, nhưng ông Lương và cái đảng cộng sản của ông thì thậm tệ đê hèn. Ông Lương trả lời ra sao khi mà tàu hải giám Trung cộng cướp bóc, bắn giết ngư phủ Việt Nam, thì hải quân các ông đang ở đâu không ra bảo vệ họ? Hay các ông đang bận đem hai tàu chiến HQ 011 và HQ 012 mới mua sang tận Bắc Kinh khoe hàng và nhân tiện cho Trung cộng sao chép công nghệ. Những người dân Việt yêu nước biểu tình ôn hòa, chống hành động tàn ác, lấn chiếm lãnh thổ của Trung cộng thì sao lại bị đàn áp, đánh đập và bỏ tù vậy ông Lương? Hay là do những người dân này không nói được tiếng Tàu nên bị đối xử như thế? Không ai có thể hãnh diện tham gia vào quân đội chỉ để thực hiện âm mưu bán nước của CSVN, vì thế kẻ thức thời nên tránh xa bọn bán nước cầu vinh.
Vậy lời kêu gọi được đưa ra cho những bậc làm cha mẹ, là không nên để con cái mình tham gia đội quân của bè lũ bán nước CSVN. Không khuyến khích con em mình trở thành sỹ quan để phục vụ lâu dài trong quân đội. Thanh niên Việt Nam tạo phong trào chống nhập ngũ bắt lính, khuyến khích việc tan hàng rã ngũ trong quân đội CSVN, vì thực chất quân đội chỉ là công cụ bảo vệ đảng và sẵn sàng bắn lại nhân dân, sự kiện Tiên Lãng – Hải Phòng là một bằng chứng hùng hồn. Thanh niên Việt Nam sẵn sàng hy sinh xương máu và mạng sống để bảo vệ tổ quốc chống ngoại xâm, chứ không bao giờ tiếp tay cho bọn phản quốc cõng rắn cắn gà nhà là CSVN.
Lý Trần Công
18/7/2013.

Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2013

Dân Châu Xá, Hải Dương lập “hào lũy” như thời chiến


 Dân Châu Xá, Hải Dương lập "hào lũy" như thời chiến [ 9:16 ] Hide Player | Play in Popup | Download

Dân Châu Xá, Hải Dương lập “hào lũy” như thời chiến
Suốt gần tháng nay, dân làng Châu Xá, xã Duy Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, đã phải sống lại cảnh thời chiến tự sắm kẻng, đào đường, đổ đá đắp mô chặn xe cộ đi lại, và tự rèn một số loại vũ khí để sẵn sàng đối đầu với xã hội đen sau khi nhà máy Trường Khánh hoạt động trái phép thuê hàng chục côn đồ xã hội đen càn quét dân làng rạng sáng ngày 27-6 vừa qua.
Sự việc khời đi từ đầu năm nay khi công ty Trường Khánh tự ý xây dựng nhà máy nung Proniken trên khu đất công điền ở thôn Châu Xá. Đến ngày 25-6 vừa qua, nhà máy bắt đầu đưa vào sản xuất gây ô nhiễm cho môi trường sinh sống tại đây. Người dân của thôn Châu Xá đã phản đối, biểu tình kéo ra trụ sở UBND xã kiến nghị yêu cầu phải đình chỉ hoạt động, sản xuất trái phép của công ty Trường Khánh.
Được biết, đất để xây dựng nhà máy là do Ủy ban nhân dân xã Duy Tân lấy công thổ cho thuê và thông báo là nhà máy sản xuất vôi hay gạch chịu lửa. Nhưng thực tế khi vào hoạt động thì mới rõ ra là sản xuất Proniken, một loại hóa chất dùng để mạ hợp kim. Dân Châu Xá đã gửi đơn kêu cứu đến nhiều nơi nhưng không được trả lời giải quyết. Hơn nữa, sau khi tự dò hỏi, tìm hiểu, dân chúng trong làng phát giác nhà máy của Công ty Trường Khánh xây dựng không có giấy phép. Dân làng bức xúc cho biết “khi nhà máy hoạt động, nhả ra khí thải màu xanh lè, khiến dân ngộp thở, khiến cá chết, vịt chết, dân đấu tranh kiện cáo, mới lòi ra cái chuyện nhà máy xây dựng không phép giữa làng…” và “bức xúc ở chỗ, nhà máy to như quả núi xây dựng không phép mà chính quyền không biết, thế nhưng, một ngôi mộ của dân xây vào đất ruộng thì biết ngay, sai dân quân công an đi đập ngay..”
Trước vấn nạn ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe dân làng phải tự giải quyết, đứng ra tổ chức ngăn chận xe tải ra vào khu vực nhà máy chờ chính quyền can thiệp. Tuy nhiên, chính quyền các cấp vẫn không can thiệp, trong khi nhà máy cho gần cả trăm côn đồ xã hội đen khiêu khích, và nửa đêm dùng xe ủi mở đường tấn công dẹp lều trại dân làng, gây thương tích cho nhiều người phải nhập viện cấp cứu.
Không còn tin vào chính quyền vì không bảo vệ được người dân, dân làng Châu Xá đã tự động lập “chiến lũy” chống lại bọn côn đồ xã hội đen.
Trước tình hình này, ngày 8-7 Bộ Công an đã phải ra văn bản yêu cầu Công an tỉnh Hải Dương chỉ đạo, kiểm tra, xử lý thông tin vụ việc dân lập “chiến lũy” chống lại “xã hội đen” ở Hải Dương.
Tin tức cho biết ngày hôm nay 11-7, Công an tỉnh Hải Dương đã báo cáo về vụ việc người dân địa phương lập “chiến lũy” phản đối nhà máy gây ô nhiễm, xác nhận “công ty Trường Khánh, đã đang tiến hành tháo dỡ nhà xưởng” và công an đã “chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, Công an huyện Kinh Môn chủ động tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự; khẩn trương điều tra, làm rõ các vụ việc có dấu hiệu hình sự; bố trí lực lượng tuần tra, ứng trực nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi quá khích có thể xảy ra”.
Hà Nội tìm cách phạt tiền những người xuống đường biểu tình
Nhằm đối phó với tình trạng dân chúng ngày càng bất mãn với chế độ, và luôn xảy ra các vụ tập hợp đám đông biều tình đòi công lý hay phản ứng với các vấn đề thời sự, công an Cộng sản Việt Nam đang tính ban hành đạo luật phạt những số tiền lớn đối với những người tham gia xuống đường hay tụ họp để phản ứng với chế độ. Bằng cách này, công an Cộng sản Việt Nam đang cố gắng đánh lừa dư luận, biến các hành động phản ứng xã hội trong tương lai trở thành các vụ gây rối dân sự, và phạt tiền những người có hành động phản ứng mà không cần quan tâm lý do chính đáng là gì.
Theo dư luận, dự luật này có thể được tung ra vào tháng 7 này, các hành vi như gây rối, làm mất trật tự công cộng tại phòng xử án hay tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế cũng bị liệt vào các vi phạm hành chính, và có mức phạt từ 2 đến 3 triệu đồng. Dự luật cũng ghi rằng việc tập trung đông người trái pháp luật tại các địa điểm, khu vực cấm; và tập trung đông người trái phép ở nơi công cộng cũng có mức phạt từ 2 đến 3 triệu đồng, cũng như hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Bộ luật hình sự của Cộng sản Việt Nam có khoản qui định về tội danh lợi dụng quyền tự do dân chủ, với mức phạt nặng hơn nhiều lần. Mục đích của công an Cộng sản Việt Nam rất rõ ràng, so với những mức phạt hành chính thông thường ở các địa phương chỉ từ 100 đến 500 ngàn đồng, thì số tiền phạt đề nghị từ 2 đến 3 triệu đồng rõ ràng là một hình thức trấn áp vào túi tiền của những người có thái độ phản ứng xã hội theo quyền tự do đã được ghi trong hiến pháp.
Đánh vào túi tiền của người dân có thái độ bất đồng chính kiến với chế độ vốn không phải là chuyện lạ với chế độ ngụy quyền Cộng sản Việt Nam. Nhiều blogger, người yêu nước trong nước lâu nay đã từng bị đưa giấy phạt hành chính đến vài chục triệu nhằm khủng bố kinh tế gia đình của những người này.
Chất lượng, vệ sinh và sự an toàn của thực phẩm trở thành một vấn nạn tại Việt Nam
Chất lượng, vệ sinh và sự an toàn của thực phẩm tại Việt Nam đã trở thành một vấn nạn càng ngày càng nghiêm trọng, đe dọa sức khỏe của tất cả mọi người. Ðáng chú ý là hệ thống chính quyền các cấp hoàn toàn bất lực trong việc giải quyết vấn nạn này. Năm ngoái, tại Việt Nam có 5,541 người bị ngộ độc thực phẩm phải vào bệnh viện, trong đó có 34 người tử vong. Từ đầu năm đến nay, tại Việt Nam, có 1,485 người ngộ độc, trong đó có 15 người chết.
Kết quả của chương trình giám sát tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật trên rau, quả từ năm 2008 đến nay do Cục Bảo Vệ Thực Vật công bố, cảnh báo, nhóm rau ăn lá nguy cơ gây nguy hại cho sức khỏe cao hơn rau ăn củ. Rau muống, rau ngót, cải xanh là những loại rau được xếp vào loại “nguy cơ cao” vì dư lượng hóa chất trên rau thường rất cao. Các loại rau bí, rau mầm, su su, mồng tơi, súp lơ, cà chua, mướp đắng, dưa chuột có mức độ hóa chất bám trên chúng thấp hơn. Ðối với trái cây thì nho là loại có nguy cơ cao nhất. Rau, trái từ các vùng sản xuất, kinh doanh ở miền Bắc có khả năng gây nguy hại cho sức khỏe cao hơn các vùng tương tự ở miền Trung và miền Nam.
Bộ Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn lưu ý một khía cạnh khác, đó là kiểm soát an toàn thực phẩm trong lưu thông cả rau, trái. Có thể có sự lạm dụng những hóa chất bảo quản trong quá trình vận chuyển, lưu giữ rau, trái nhập cảng và sản xuất trong nước.
Trước sự chỉ trích càng ngày càng gay gắt từ phía dân chúng, bộ trưởng nông nghiệp, phát triển nông thôn yêu cầu từ nay tới cuối năm, phải tập trung giám sát những loại nông sản, thủy sản thuộc nhóm “nguy cơ cao” như rau ăn lá và trái cây, những khâu có nguy cơ cao như bảo quản. Tương tự, đối với chăn nuôi, phải thông báo rộng rãi và quản lý chặt những loại dược chất, hóa chất cấm dùng.
Trước đó, kết quả kiểm tra, kiểm nghiệm được báo chí loan tải cho thấy, giống như nhiều loại thực phẩm khác, bún được pha chế nhiều loại phụ gia nguy hại cho sức khỏe.
Cá chết hàng loạt vì bị ô nhiễm, người dân Đà Nẵng lao đao
Nhiều ngày nay, người nuôi cá lồng ở khu vực vịnh Mân Quang phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng, lao đao vì cá chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Những loại cá có giá trị kinh tế như cá mú, cá hồng, cá dìa chết trắng lồng và bốc mùi hôi thối. Những người nuôi cá phải dùng vợt múc cá chết bỏ vào bao, đưa vào bờ chôn. Một người dân nuôi cá ở vịnh Mân Quang cho biết từ mấy năm trở lại đây, năm nào cũng có tình trạng cá chết nhưng năm nay thiệt hại nặng nhất. Gia đình anh hiện có 3 bè cá, mỗi bè có 9 lồng cá nhưng mấy ngày nay lồng nào cá cũng chết với số lượng hơn 1 nửa, thiệt hại lên đến hàng trăm triệu đồng.
Một gia đình khác cho hay họ có 3 bè gồm 36 lồng với số lượng 9000 con cá, mấy bữa nay cá chuẩn bị được thu hoạch thì lại chết trắng, phải vớt đem đi chôn. Rất nhiều người nuôi cá với hàng chục lồng ở khu vực này đều chung cảnh ngộ tương tự. Người dân cho biết, nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt là do nguồn nước bị ô nhiễm bởi các nhà máy ở Khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ Quang thải ra. Cán bộ nhà nước vẫn làm ngơ trước việc các nhà máy gây ô nhiễm cho nguồn nước, mà ai cũng hiểu là đã được lót tay bởi những số tiền khổng lồ để làm ngơ bất chấp những bất mãn của người dân.

Câu Chuyện Định Hướng

Mai Vũ

 Câu Chuyện Định Hướng [ 16:26 ] Hide Player | Play in Popup | Download

Mai Vũ là một nickname tự nhận đang học lớp 5. Thỉnh thoảng vô chiếu Quê Choa đu đưa với các bác các cô các chú. Những cái còm của Mai Vũ rất vui. Nó vừa có chút hồn nhiên của trẻ nhỏ, nhưng vẫn ẩn chứa sự hài hước của một người lớn trải đời.
Sau đây là ba câu chuyện “định hướng” mà Mai Vũ “kể” năm 2010.
1. Định hướng của cô giáo
Cái Loan học ở lớp cháu là con cô Lý Hiệu trưởng.
Hồi học lớp 1, tên của nó là Phạm Thị Loan. Lên lớp 2 đổi thành Phạm Bích Loan, sang năm lớp 3 nhãn vở của nó là ghi là Phạm Kiều Loan và cho đến bi giờ, lớp 5, tên của nó là Phạm Mỹ Loan.
Thằng Lâm toét ghét cái Loan lắm nên giờ ra chơi viết thêm dấu nặng vào tất cả nhãn vở của cái Loan thành “Loạn”. Cái Loan khóc dãy dụa rồi chạy lên mách mẹ nó! Chiều hôm í thằng Lâm bị cô chủ nhiệm áp tải lên ngồi ở Ban giám hiệu viết liền một lúc 4 bản kiểm điểm.
Cái Loan gầy như con cò bị kiết lỵ (thằng Lâm toét bảo thế), hai mắt nó cận lòi, làm gì cũng lóng ngóng lóng ngóng. Ngồi trong lớp nghe giảng mồm nó thường há ra chảy cả nước dãi nhưng chả nhớ gì (thằng Đức đen bảo nó nghe bằng mồm nên kiến thức chui cả vào bụng, cứ ỉa là hết). Học trước, quên sau thế nhưng khi nào cũng đạt loại giỏi!
Giờ ra chơi nhảy dây nó cứ lăn xả vào nhảy, không vướng chân thì cũng vướng tay, ngã uỳnh uỵch… Nó hát rất tệ, nghe cứ như mèo cái gào đêm, nhưng cậy là con cô Lý hiệu trưởng nên bao giờ nó cũng được cô giáo cử lên hát và cả lớp phải vỗ tay như cô chủ nhiệm dặn. Cái Loan còn bảo, hè sang năm nó sẽ sang Liên Xô luyện thanh để về thay Mỹ Tâm đang ngày càng xuống. Mỹ Loan tiêu diệt Mỹ Tâm! Nó bảo thế.
Hôm tổng kết học kỳ, trường cháu thi văn nghệ. Cái Loan đăng ký hát hai bài. Cô chủ nhiệm bắt cả lớp phải đi từ sớm để làm fan cho nó. Cô í chọn 4 đứa con giai cao nhất lớp phải cầm 4 cái bảng ghi chữ L, O, A, N để vẫy vẫy khi cái Loan hát. Lúc đến lượt cái Loan lên sân khấu, thằng Lâm toét phụ trách chữ A tự dưng đau bụng cầm luôn bảng chữ A chạy ra nhà xí, thế là ba thằng còn lại cứ cầm ba chữ L O N vẫy loạn cả lên…
Hôm sau cô chủ nhiệm bị cô hiệu trưởng phê bình là “công tác định hướng kém”.
2. Định hướng của ông trẻ
Ông trẻ cháu là đại tá hẳn hoi nhá! Ông í đi bộ đội từ năm 16 tuổi, bi giờ về hưu luôn một mạch ở quê. Tên ông trẻ cháu là Thành, do ngày xưa có nhiều chiến công mà bây giờ lại còn rất hay gương mẫu nên mấy ông cán bộ ở xã đều gọi ông cháu là “lão Thành cách mạng”. Ông cháu chả nói gì, chỉ bảo “mấy thằng đểu”.
Tuần rồi ông trẻ cháu lên Hà Nội đi châm cứu. Từ nhà cháu đến nơi châm mất 8 cây số. Ông nội cháu bảo “Để tôi đưa đi”, ông trẻ khoát tay bảo “vẽ chuyện”. Ông nội cháu lại bảo “Đường Hà Nội như tơ nhện, lâu không đi lạc như bỡn”, ông trẻ cháu lại bảo “Rừng xanh núi đỏ thời xưa em còn thuộc như chỉ tay, kệ em”…
Trưa hôm ấy ông trẻ cháu dắt xe đạp đi, trước khi đi ông trẻ cháu còn ngoái lại bảo “4 giờ chiều em về”. Đúng 4 giờ chiều, đã thấy ông trẻ dắt xe về, miệng kêu “Xong”. Ông cháu thè lưỡi lắc đầu khen “Chú giỏi”.
Tối hôm ấy cả nhà ăn cơm ai cũng bảo ông trẻ cháu già rồi mà vẫn còn tinh! Trẻ bi giờ xách dép cho ông không đáng. Ông trẻ cháu không nói gì chỉ lim dim cười.
Đi được 3 buổi chiều về đúng giờ, đến buổi thứ 5, mãi 6 giờ vẫn không thấy ông trẻ cháu đâu. Ối giời ơi! Bố cháu mí chú Hùng thì sùng sục dắt xe đi tìm ông còn ông nội mí bà cháu thì đi ra đi vào cứ như con hổ bị nhốt…7 giờ, 8 giờ rồi đến 9 giờ 30 tối, giữa lúc mọi người đang định gọi về quê hỏi thì ông trẻ cháu lọc xọc dắt xe về, mặt mày bơ phờ, áo quần xệh xạc. Líu ríu đỡ ông trẻ ngồi vào ghế, bà cháu hỏi “Chú đi đâu đi đâu giờ mới về?”. Ông trẻ cháu hổn hển bảo “Lạc đường”. Mọi người bảo “Chú đi đường ấy 3 ngày 6 lượt sao lại còn lạc”. Ông trẻ cháu bảo “Khổ! Gần bệnh viện châm cứu có cái cần cẩu cao nghền nghện, 3 hôm nay nó đều chỉ về phía nhà mình nên em cứ theo hướng đấy mà đi. Hôm nay giở giời thế nào….nó lại chỉ mẹ sang hướng khác, báo hại em đạp xe rã cả người mà chỉ toàn thấy những đê là đê. Khổ!”.
Ông cháu lắc đầu cười như mếu rồi bảo “Thời này mà chú còn định hướng kiểu ấy, chết là cái chắc!”
3. Định hường của ông nội.
Chiều nay cháu vừa được 9 điểm đấy! Thế mà ở nhà ông cháu lại làm bà cháu bị què chân!
Tất cả cũng chì vì cái tật của ông cháu là cứ rỗi là kê lại đồ đạc trong nhà.
“Cả nhà thì đã đi vắng, chỉ có mỗi hai cái thân già, thế mà ông mày lại dở quẻ đòi kê lại tủ”. Bà cháu thút thít bảo thế. Trước đấy bà cháu đã gàn nhưng ông cháu phẩy tay bảo “yên tâm, đã định hướng rồi, để tôi”.
Ông chạy sang nhà chú Dũng hàng xóm túm tay lôi xềnh xệch anh Việt điếc con chú ý sang. Anh Việt cao, to, đen, hôi mà khỏe lắm. Mỗi bữa anh ý ăn hết 6 bát cơm nhưng ăn xong chỉ ngủ, chẳng phải làm gì vì anh ý bị điếc. Anh ý ghét ăn thịt chỉ thích ăn tôm trong khi mẹ anh ý lại suốt ngày mua thịt về nấu. Anh í hay nhì nhàu “ôm hì chả ua, huốt hày khi ào ũng ịt, ịt!” (tôm thì chả mua, suốt ngày khi nào cũng thịt, thịt) mọi người nghe cứ cười bò cả ra.
Cái tủ của ông bà cháu vừa to mà lại vừa nặng. Ông cháu đi một vòng quanh tủ nghiên cứu rồi phân công bà đứng ở đầu tủ phía trong, anh Việt đứng đầu tủ phía ngoài còn ông cháu đứng giữa để làm chỉ huy ra lệnh. Ông cháu phổ biến bằng tay cho anh Việt xong, gật gật cái đầu để hỏi. Anh Việt điếc giơ ngón tay cái rồi cũng gật gật đầu kêu “ô ghê”.
Đứng vào vị trí xong, ông cháu vừa khoát tay một cái anh Việt đã cong người xô cái tủ lao ầm ầm ngay vào phía trong. Bà cháu luýnh quýnh thế nào bị kẹp dí vào tường la oai oái. Ông cháu phát hoảng xua tay rối rít hét ầm lên “Thôi thôi thôi thôi…”. Anh Việt chả nghe thấy gì lại cứ tưởng ông cháu vung tay động viên, phấn khởi mắm môi đẩy thật lực…..
May làm sao đúng lúc ấy mẹ cháu lại vừa về đến nhà…!
Bà cháu bây giờ cứ ngồi một chỗ ôm chân xuýt xoa kêu “Tưởng chọn ai lại chọn đúng thằng điếc mà định hướng, rỗ khổ”

He he…

Tin thêm về thanh niên yêu nước Trần Minh Nhật

Thanh Lan thực hiện

 Tin thêm về thanh niên yêu nước Trần Minh Nhật [ 11:51 ] Hide Player | Play in Popup | Download

Vào ngày 02.07.2013, gia đình anh Trần Minh Nhật vào thăm nuôi anh và cho biết sau 10 tuyệt thực tình trạng sức khỏe của Minh Nhật rất yếu, nhưng tinh thần rất khẳng khái và kiên quyết vì anh Minh Nhật tin rằng, những việc làm của anh là hoàn toàn vô tội.
Mới đây có tin là anh Trần Minh Nhật phải lên bệnh xá của trại để điều trị, cũng như có tin anh đã bị chuyển trại. Để hiểu rõ thêm sự việc, phóng viên Thanh Lan đã liên lạc với anh Trần Khắc Đạt là anh của Trần Minh Nhật, mời quý thính giả theo dõi.

GIANG VĂN MINH, MỘT SỨ THẦN KIÊU DŨNG

     
Kính thưa quý thính giả,
Hình ảnh chủ tịch nước Trương Tấn Sang khom lưng cúi đầu quá đáng khi cùng với Tập Cận Bình duyệt hàng quân danh dự của Trung Cộng. Sang đã làm nhục quốc thể, không xứng đáng là con cháu của Giang Văn Minh kiêu hùng,
Trong tiết mục "Danh nhân nước Việt" tối hôm nay, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài "GIANG VĂN MINH, MỘT SỨ THẦN KIÊU DŨNG" của Việt Thái qua giọng đọc của Tam Thanh để tưởng nhớ đến tinh thần bất khuất của ngài trong chuyến đi sứ sang Tàu năm 1638.
Là một nước nhỏ luôn bị đế quốc Trung Hoa dòm ngó, việc giao hảo là một chính sách ngoại giao hàng đầu của các vua quan Đại Việt. Hằng năm, triều đình Đại Việt đều cử sứ đoàn sang Tàu để triều cống. Nhưng quan trọng là các sứ thần phải gìn giữ thể diện và sĩ khí quốc gia. Đây là trọng trách nặng nề, vì thế những người được chọn, không chỉ giỏi về văn chương chữ nghĩa, có tài hùng biện mà còn có tinh thần bất khuất.
Lịch sử Việt Nam đã ghi lại nhiều sứ thần trung dũng, trong số đó có Thám hoa Giang Văn Minh, người đã bị vua nhà Minh xử tử chỉ vì đề cao truyền thống quật cường của dân tộc Việt.
Giang Văn Minh tự Quốc Hoa, hiệu Văn Chung, là quan nhà Lê. Ông được phong là vị sứ thần "Bất nhục quân mệnh" vì đã kiên cường bất khuất, đối đáp trước mặt vua Minh và bị hành hình vào năm 1638.
Giang Văn Minh sinh năm 1573, tại làng Kẻ Mía, xã Mông Phụ, tổng Cam Giá, huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây. Ông đỗ đầu kỳ thi Hội, khi thi Đình, đỗ Thám hoa khoa Mậu Thìn, đời vua Lê Thần Tông. Sau đó, ông được bổ nhiệm vào các chức vụ: Binh khoa Đô cấp (1630), Thái bộc Tự khanh (1631).
Năm 1637, Giang Văn Minh và Thiêm đô Ngự sử Nguyễn Duy Hiểu được vua cử làm chánh sứ cùng với 4 phó sứ là Nguyễn Quang Minh, Trần Nghi, Nguyễn Bình và Thân Khuê dẫn đầu hai đoàn sứ bộ sang cầu phong và tuế cống nhà Minh.
Vào thời điểm ông đi sứ, mặc dù nhà Mạc đã bỏ chạy ra Cao Bằng, nhưng nhà Minh vẫn áp dụng chính sách ngoại giao hai mặt với mục đích kéo dài cuộc chiến tranh Lê - Mạc. Đoàn sứ bộ của Giang Văn Minh đến Yên Kinh vào năm 1638 nhưng khi vào triều kiến, vua nhà Minh lấy lý do "Vì lệ cũ không có những quy định cụ thể cho việc sắc phong, do đó trong khi còn chờ tra cứu chỉ ban sắc thư để tưởng lệ". Ý của vua Tàu là không muốn công nhận sự chính thống của nhà Hậu Lê và bãi bỏ việc ngoại giao với nhà Mạc.
Trong lúc triều kiến, vua Minh đã ngạo mạn ra một câu đối cho sứ bộ Đại Việt bằng câu
"Đồng trụ chí kim đài dĩ lục".
Câu này có ý nghĩa là "Cột đồng nay rêu đã xanh". Nó hàm ý nhắc lại chuyện viên tướng Mã Viện từng dẹp tan cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sau đó đã đặt trồng một trụ đồng với lời nguyền: "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" (Cột đồng gãy thì Giao Chỉ bị diệt vong).
Trước sự ngạo mạn đó, sứ thần Giang Văn Minh đã hiên ngang đối lại bằng câu:
"Đằng Giang tự cổ huyết do hồng"
Nghĩa là "sông Bạch Đằng từ ngàn xưa đến nay máu vẫn còn đỏ".
Câu đối này vừa chỉnh, vừa có ý nhắc lại việc người Việt đã ba lần đánh tan quân xâm lược phương Bắc trên sông Bạch Đằng. Lần đầu tiên là đức Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán. Lần thứ hai là quân dân nhà Tiền Lê đánh tan quân Tống, và lần thứ ba là đức Hưng Đạo Vương phục kích tiêu diệt quân Mông Cổ.
Câu đối này như một cái tát giáng thẳng vào mặt vua Minh, trước văn võ bá quan của triều đình và sứ thần các nước. Vua nhà Minh nổi điên, quên cả thể diện, bất chấp luật lệ bang giao là cấm giết sứ thần, đã ra lệnh hành hình Giang Văn Minh bằng cách đổ nước đường nóng vào mắt và miệng ông, rồi mổ bụng để xem gan mật của sứ thần Đại Việt to đến độ nào.
Sau khi hành hình, vua Minh bình tĩnh lại và nể phục tinh thần uy dũng của Giang Văn Minh, nên cho người ướp xác ông đưa về nước.
Khi linh cữu về đến kinh thành Thăng Long, vua Lê Thần Tông và chúa Trịnh Tráng cùng đến lễ bái và truy phong chức Công bộ Tả thị lang, tước Vinh quận công, ban tặng câu: "Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng"
Nghĩa là sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ.
Mộ và nhà thờ ông hiện ở đồng Dưa, thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm. Tại Hà Nội hiện nay có con đường mang tên Giang Văn Minh tại quận Ba Đình.
Đọc lại trang sử xưa của mấy trăm năm trước, nhìn lại nước Việt dưới thời cộng sản hiện nay, những ai còn nặng nợ với núi sông chắc chắn phải ngậm ngùi khi nhìn thấy tấm hình chủ tịch nước Trương Tấn Sang khom lưng cúi đầu một cách quá đáng khi cùng với Tập Cận Bình duyệt hàng quân của Trung Cộng, trong chuyến đi sứ tháng vừa qua.
Không hiểu từ khi nào, mà người Việt có cách khom lưng cúi đầu cung kính như thế trước quan khách ngoại quốc? Không thể biện minh như dân Nhật Bản, dân Thái Lan có truyền thống tự ngàn xưa, nên hành động của ông Sang không có gì đáng gọi là làm nhục quốc thể. Không lẽ ông Sang không xem truyền hình mỗi ngày để thấy rằng các nguyên thủ quốc gia Tây phương, hay các quốc gia chậm tiến ở Phi châu, nếu không có truyền thống chắp tay vái lạy hay cúi đầu chào thì họ chỉ đứng nghiêm và gật đầu hướng về đội quân danh dự để tỏ vẻ cám ơn là quá đủ.
Chỉ qua bức hình nói trên, đủ thấy tập đoàn cộng sản VN từ trong tiềm thức đã chấp nhận thân phận nô lệ giặc Tàu nên đã thể hiện rõ rệt qua hành động. Họ không những không xứng đáng là con cháu của Giang Văn Minh kiêu hùng, mà còn khiến cho dân tộc Việt khó có cơ hội ngẩng đầu.
Một tập đoàn lãnh đạo, mà từ trên xuống dưới, đều khom lưng cúi đầu trước Trung Cộng mà không cảm thấy xấu hổ với các bậc tiền nhân, thì hiểm họa mất nước vào tay lũ giặc Tàu là chuyện không thể tránh khỏi được.
Không lẽ lời nguyền của Mã Viện sắp được chứng thực? Liệu vong hồn của Thám hoa Giang Văn Minh có thể an nghỉ khi thấy con cháu của mình đang cung kính lắng nghe những lời dạy dỗ về 16 chữ vàng từ các "thiên tử" Tàu Cộng?
Câu trả lời xin dành cho những ai còn thao thức trước tiền đồ của đất nước và hạnh phúc của toàn dân!./.
Việt Thái

Từ thoái đảng đến bỏ đảng

000_Hkg8239642-305.jpg
Pano tuyên truyền cho ngày thành lập ĐCSVN tại Hà Nội được chụp hôm 27/2/2013
AFP photo

Trên thực tế, đã có nhiều nguyên nhân khiến một bộ phận không nhỏ các đảng viên của đảng CSVN đã từ bỏ đảng dưới hình thức âm thầm hoặc công khai. Sự thật của vấn đề này ở Việt nam đang diễn ra thế nào thế nào?

Không còn vì dân, vì nước?

Ở Việt nam, việc đảng viên đảng CSVN bỏ sinh hoạt đảng và dẫn tới bỏ đảng đang là một hiện tượng xã hội có xu hướng phổ biến đáng quan tâm. Những người từ bỏ đảng CSVN đều có một tâm tư chung, đó là kể từ lúc tự nguyện đứng vào hàng ngũ đảng Cộng sản, đến khi tự rút ra khỏi đảng là một quá trình chuyển biến nhận thức.
Cùng với thời gian, tư tưởng của rất nhiều đảng viên Cộng sản cũng dần thay đổi, từ nhận thức bằng cảm tính sang nhận thức bằng lí trí. Nhưng một phần lớn là họ chịu tác động của quá trình chuyển biến của đảng CSVN. Đó là đảng CSVN từ chủ trương vì dân, vì nước trước kia sang chủ trương bằng mọi giá chỉ vì duy trì sự tồn tại của đảng hiện nay.
Ông Nguyễn Hồng Bích từng là một cựu chiến binh, đảng viên đảng CSVN nhưng đã bỏ đảng một cách âm thầm năm 1992 cho biết:
“Tôi là Nguyễn Hồng Bích, đi bộ đội ngày 4 tháng 3 năm1983, thuộc trung đoàn 612 Bộ Tư lệnh Thông tin – Liên lạc. Tôi tham gia vào đảng năm 1986 , trải qua một thời gian thì tôi biết rằng thực sự tôi không thích. Đến lúc tôi chuyển ngành, năm 1992 thì tôi rút. Tức là tôi là đảng viên đảng Cộng sản, nhưng khi tôi chuyển ngành về thì chế độ đảng tôi không lấy. Tôi về bằng các hồ sơ khác, nhưng đảng thì tôi không sinh hoạt.”
Hiện tượng bỏ đảng là không ít, nhưng chủ yếu là bỏ theo hình thức không công khai, mà phải nại một lý do gì cho hợp tình, hợp lý, đơn giản hơn là âm thầm không đi sinh hoạt nữa.
-Nguyễn Chí Đức
Lý do bỏ đảng thì có nhiều, có thể khác nhau nhưng tựu chung là không ngoài vấn đề về tư tưởng của mỗi đảng viên. Phần lớn đảng viên bây giờ đã không còn tin vào chủ thuyết Cộng sản và chán ngán hàng ngũ lãnh đạo cầm quyền. Trước thực tế hiện nay, việc vào đảng bây giờ là động cơ cá nhân để thăng quan tiến chức, do vậy các đảng viên không có điều kiện để làm quan thì sinh ra chán đảng và bỏ đảng một cách âm thầm. Cũng có một số người dũng cảm thì họ dám viết đơn ra khỏi đảng công khai và nói rõ với lý do tư tưởng.
Ông Nguyễn Chí Đức một kỹ sư, đảng viên đảng CSVN từng công tác ở Bưu điện Hà nội, đã tự nguyện viết đơn xin ra đảng cho chúng tôi biết:
“Lý do bỏ đảng thì có nhiều như mưu sinh, sức khỏe, hoàn cảnh gia đình v.v… và một lý do nữa là vấn đề về tư tưởng đã không còn tin vào chủ thuyết Cộng sản, chán ngán với hàng ngũ lãnh đạo cầm quyền. Hiện tượng bỏ đảng là không ít, nhưng chủ yếu là bỏ theo hình thức không công khai, mà phải nại một lý do gì cho hợp tình, hợp lý, đơn giản hơn là âm thầm không đi sinh hoạt nữa. Cũng có một số người dám viết đơn ra khỏi đảng vì lý do tư tưởng, nhưng để công khai lên mạng thì thực tế chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Một nghịch lý, tuy Đảng rất đông thành viên nhưng nó đã mất lý tưởng, đại đa số đảng viên đã xa rời Cương Lĩnh của Đảng do chính họ viết ra. Đảng viên vào đảng Cộng sản bây giờ là động cơ cá nhân để thăng quan tiến chức, có mác đảng viên để yên ổn làm ăn.”
000_Hkg4448557-250.jpg
Lễ khai mạc Đại hội lần thứ 11 của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hà Nội ngày 12 tháng 1 năm 2011. AFP PHOTO / HOANG DINH Nam.
Nhiều đảng viên trước đây nhận thức rằng "đảng CSVN là đảng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động" và họ đã từng nhiệt thành phấn đấu hết mình vì những khẩu hiệu đó. Nhưng quá trình tham gia sinh hoạt đảng và những thực tế của cuộc sống, đã làm cho họ thất vọng. Trong nội bộ đảng, tuy đảng viên số lượng đông, nhưng đảng viên trung thực và dám bảo vệ lẽ phải còn quá ít, phần lớn an phận, không dám đấu tranh. Người dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải, thì bị cô lập, bị quy chụp, trả thù.
Về vấn đề này, một đảng viên, cựu chiến binh ở Văn Giang, Hưng yên đã không dấu được bức xúc khi cho biết “Tôi từng tham gia 3 chiến dịch lớn, Mậu thân 68, năm 72, chiến dịch Buôn Mê thuột và tôi bị thương. Không dám nói xấu đảng, nhưng cảm thấy cái sinh hoạt (đảng) không đấu tranh mạnh dạn, bất công, cứ dung túng cho nhau, chán. Nói thật, tôi chỉ hỏi trong sạch đâu mà trong sạch? Trong sạch thì lấy đâu ai bỏ (đảng), kể cả lão thành cách mạng họ cũng bỏ. Nếu tôi có con vào đảng, bây giờ bắt tôi bán ruộng, thì tôi chỉ hỏi “Vào đảng, đảng có bắt chúng tôi bán ruộng, mà bán cho tư nhân đấy?”

Giữ quyền lực bằng mọi giá

Không chỉ thế, mà những đảng viên bỏ đảng vì họ đã nhận thấy động lực của hàng ngũ lãnh đạo đảng CSVN đã không phải vì quyền lợi của nhân dân, mà vì quyền lợi cá nhân của họ là trên hết và nhân dân chỉ là đối tượng để đảng lợi dụng. Như ông Nguyễn Chí Đức cho biết:
“Chỗ làm việc của tôi gần Ủy ban Nhân dân thành phố Hà nội, tôi thường hay thấy dân oan ở lân cận đấy. Hình ảnh này đập vào mắt mình, hết năm này qua năm khác, tôi không hiểu sao trong khi chủ thuyết Cộng sản tôn vinh giai cấp nông dân, công nhân là hạt nhân nòng cốt mà thấy dân oan la liệt như thế là mình cũng phải suy tư. Từ những tệ nạn tiêu cực đây đó và nhất là nhìn vào hàng ngũ lãnh đạo Đảng, tôi cảm thấy động lực của họ không phải vì quyền lợi của người lao động mà vì quyền lợi cá nhân trước hết. Tất cả những điều mắt thấy, tai nghe này khiến tôi càng chán đảng Cộng sản thêm.”
Lý do bỏ đảng thì có nhiều như mưu sinh, sức khỏe, hoàn cảnh gia đình… và một lý do nữa là vấn đề về tư tưởng đã không còn tin vào chủ thuyết Cộng sản.
-Nguyễn Chí Đức
Cho dù đảng CSVN có tới gần bốn triệu đảng viên, song hầu hết các đảng viên của họ đã đánh mất lý tưởng và đại đa số đảng viên đã xa rời cương lĩnh, tôn chỉ của đảng. Và từ trước đến nay, đảng CSVN muốn dùng mọi cách để duy trì độc tài và giữ quyền lực bằng mọi giá. Việc đó đã dẫn tới tình trạng mất dân chủ, không chỉ trong xã hội, mà kể cả trong đảng.
Về việc này, ông Nguyễn Duy Ninh một cựu chiến binh ở xã Nam Sơn , huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, vào đảng năm 1972, đến năm 1992 cũng bỏ sinh hoạt đảng cho biết:
"Dân chủ là người dân làm chủ chiếu theo cái Hiến Pháp và Pháp Luật. Đúng như thế chứ không phải Hiến Pháp làm thế này mà bên kia cái thực hiện lại làm cách khác. Người ta dùng mọi cái biện pháp này, cái gọi là biện pháp thực chất là thủ đoạn. Ép người ta chỗ này, ép người ta chỗ kia thì buộc người ta phải là theo nhưng thế không thể được".
Với những đảng viên đảng CSVN chân chính, khi ra nhập đảng CSVN họ mang trong mình những hoài bão và lý tưởng tốt đẹp với mục đích cống hiến sức lực của mình cho dân tộc và đất nước. Nhưng thực tế đã cho họ thấy, đảng CSVN đã và đang phản bội chính bản thân mình và phản bội các đồng chí của họ. Vì vậy, bây giờ từ bỏ đảng CSVN, chính là cách để mỗi người tự làm trong sạch mình, để người dân có thể tôn trọng nhân cách của bản thân họ, một khi nếu họ còn là người tốt.
Không phải tự nhiên mà hiện nay, chuyện người dân trên cả nước luôn nhìn đảng CSVN nói chung và các đảng viên Cộng sản nói riêng với cái nhìn không mấy thiện cảm. Với bằng chứng, chúng ta luôn nghe thấy người dân nói ra điều cay đắng rằng “Thằng ấy tuy nó là đảng viên, nhưng mà nó tốt”, đây là hiện tượng phổ biến. Điều đó là một điều sỉ nhục đối với những con người có nhân cách và lòng tự trọng.

Hộ khẩu, nỗi ám ảnh của người dân

hokhau-305.jpg
Sổ Hộ khẩu và sổ Tạm trú.
Courtesy tracuupl.info

Hạn chế quyền công dân

Quốc hội Việt Nam vừa thông qua sửa đổi, bổ sung Luật cư trú theo đó vẫn qui định chặt việc nhập khẩu vào các Thành phố Trung ương. Điều này càng gây khó khăn cho những người dân tỉnh tìm kế mưu sinh tại những nơi đó, và hạn chế quyền của công dân.
Điều 68 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 quy định:“Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật.”
Tuy nhiên, Bộ công an đã đề xuất sửa đổi một số điều luật trong luật di trú được Quốc hội thông qua vào ngày 20/6/2013, và sẽ có hiệu lực từ đầu năm tới. Ông Phan Trung Lý, chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật phát biểu, mục đích việc sửa đổi vài điều trong Luật di trú là chủ yếu tập trung vào một số vấn đề nổi cộm, vướng mắc như tình trạng di dân tự phát vào nội thành của các thành phố lớn, gây quá tải về hạ tầng, an sinh xã hội, quản lý trật tự an toàn xã hội.
Vấn đề hộ khẩu nhà nước thích quản lý bây giờ như kiểu ngăn sông cấm chợ như thời bao cấp, nó làm cho bất tiện đủ thứ.
-Anh Mẫn
Ủy ban thường vụ Quốc hội thấy rằng, quy định thời gian tạm trú là hai năm đối với trường hợp đăng ký thường trú vào địa bàn quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương là phù hợp. Theo quan điểm cá nhân của Luật sư Hà Huy Sơn cho chúng tôi biết vì sao chính quyền Việt Nam vẫn bắt buộc quản lý công dân Việt Nam theo chế độ hộ khẩu và hạn chế quyền mưu sinh đi lại trên lãnh thổ Việt Nam của công dân:
“Nhà nước quản lý người dân chặt chẽ vì nhà nước không muốn bỏ vấn đề hộ khẩu, ván đề hộ khẩu hạn chế một số các quyền của công dân, quyền tự do đi lại, quyền tự do sinh sống, vì giữa các vùng miền ở Việt Nam giữa nông thôn và thành thị còn nhiều bất bình đẳng, về điều kịên văn hóa y tế, giáo dục, công ăn việc làm. Người dân có nhu cầu muốn di chuyển đến nơi, địa phương có điều kiện tốt hơn nơi người ta đang ở, vì sự di chuyển ấy nhà nước sợ không quản lý được, làm xáo trộn xã hội, nhà nước vẫn đặt ra vấn đề hội khẩu để duy trì sự ổn định đạt được mục tiêu quản lý của nhà nước, không tính đến việc đề cao lợi ích của người dân.”
luat-cu-tru-va-ho-tich-ho-khau-200.jpg
Bìa sách Luật cư trú, Hộ tịch và Hộ khẩu. Photo courtesy of XBLĐ.
Trong khi các nước phát triển và nhiều nước trong khu vực họ chỉ quản lý người dân bằng một cái thẻ chứng minh thư, những quốc gia như Việt Nam vẫn quản lý công dân bằng hộ khẩu gây nên biết bao phiền toái, khổ sở cho người dân. Những người ở tỉnh muốn ở, tìm việc làm tại Sài Gòn, Hà Nội… thì phải đi đăng ký tạm trú tại công an phường, hết hạn phải đi đổi, muốn sử dụng các dịch vụ như điện thoại trả sau thì không được, trả tiền điện thì cao gấp đôi người thành phố. ..mọi thứ đều rất khó khăn, Anh Mẫn, người Quảng Nam vào Sài Gòn hơn 10 năm, cho chúng tôi biết trong tâm trang bức xúc:
“Vấn đề hộ khẩu nhà nước thích quản lý bây giờ như kiểu ngăn sông cấm chợ như thời bao cấp, nó làm cho bất tiện đủ thứ, ví dụ như đăng ký kinh doanh tại thành phố, thì sở kế hoạch đầu tư đòi hộ khẩu này nọ, mình không có hộ khẩu thành phố nên rất phiền đủ thứ hết, điều này nó như cái xích, xiềng không cho mình có thể phát huy xa hơn được, không thể tự do được, mình không có thể làm hết khả năng mình được, đây là một bước lùi, sự khuyết điểm, kìm hãm hầu hết các nước trên thế giới người ta đã bỏ chính sách hộ khẩu rồi, trong khi đó Việt Nam vẫn còn giữa lại. Về vấn đề y tế nữa, mình không thể nào sử dụng bảo hiểm y tế được, vì nếu mình ở tỉnh thì phải khám bệnh ở đó. Còn nếu có công ty làm bảo hiểm cho mình thì mình mới được khám bệnh ở thành phố được, điều này bất công và thiệt thòi cho người ở tỉnh rất là nhiều.”

Không đem lại lợi ích cho dân

Những quy định bổ sung luật di trú mới đã trái với Hiến Pháp, trái với quyền cơ bản của công dân, đã không đem lại những lợi ích cho người dân, mà nó giống như sợi dây thòng lọng siết vào cổ dân kìm hãm sự phát triển của đất nước, Luật sư Hà Huy Sơn cho chúng tôi biết:
Theo Hiến pháp năm 1992, người VN được phép tự do đi lại, tự do sinh sống mọi nơi trên lãnh thổ VN, nên các điều luật nào hạn chế quyền của công dân thì nó trái hiến pháp.
-LS Hà Huy Sơn
“Theo Hiến pháp năm 1992, người Việt nam được phép tự do đi lại, tự do sinh sống mọi nơi trên lãnh thổ Việt Nam, nên các điều luật pháp nào mà hạn chế quyền của công dân thì nó điều trái hiến pháp. Tất cả những điều gì của pháp luật mà trái với Hiến pháp năm 1992, và trái với những điều công ước quốc tế về quyền dân sự chính trị và tuyên ngôn nhân quyền của liên hiệp quốc thì những điều luật nó trái, hay thực tế, nhà nước thực hiện không đúng luật thì tôi xem đây tất cả là một hình thức cũng có thể gọi những cái thòng lọng mức độ khác nhau đối với người dân.”
Các nước Asean đang thảo luận việc cho các công dân trong khu vực được đi lại, tìm việc làm vào năm 2015. Hiện tại thì Việt Nam đang gia tăng phát triển kinh tế, trên đà hội nhập văn hóa với các nước láng giềng và quốc tế, cùng với sự dịch chuyển lao động sang các quốc gia Asean, thế nhưng vẫn sử dụng hộ khẩu để kiểm sóat quyền tự do đi lại của người dân, như vậy sẽ hạn chế việc hội nhập. Tuy nhiên, Luật sư Hà Huy Sơn lạc quan cho chúng tôi biết:
“Tôi nghĩ quá trình hội nhập khu vực, quốc tế nó sẽ thúc đẩy tiến bộ trong nước, những gì cản trở sẽ phải xóa bỏ, có điều nhà nước nhận thức được những điều đó thì xã hội sẽ thu được nhiều lợi ích hơn, còn nếu đi ngược lại với xu hướng của cuộc sống, trước sau thì nhà nước đó cũng sụp đổ, nhưng cái giá mà xã hội, người dân phải trả thì sự tiến bộ xã hội sẽ chậm.”
Hộ khẩu là hệ quả của thời bao cấp, thời kỳ mà mọi thứ chính quyền ban xuống cho người dân, có hộ khẩu mới có sổ gạo, mới có miếng ăn, nhưng nay đã hơn 38 năm mà nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam vẫn siết chặt người dân bằng hộ khẩu.