Dân Châu Xá, Hải Dương lập "hào lũy" như thời chiến [ 9:16 ] Hide Player | Play in Popup | Download
Dân Châu Xá, Hải Dương lập “hào lũy” như thời chiến
Suốt gần tháng nay, dân làng Châu Xá, xã Duy Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, đã phải sống lại cảnh thời chiến tự sắm kẻng, đào đường, đổ đá đắp mô chặn xe cộ đi lại, và tự rèn một số loại vũ khí để sẵn sàng đối đầu với xã hội đen sau khi nhà máy Trường Khánh hoạt động trái phép thuê hàng chục côn đồ xã hội đen càn quét dân làng rạng sáng ngày 27-6 vừa qua.
Sự việc khời đi từ đầu năm nay khi công ty Trường Khánh tự ý xây dựng nhà máy nung Proniken trên khu đất công điền ở thôn Châu Xá. Đến ngày 25-6 vừa qua, nhà máy bắt đầu đưa vào sản xuất gây ô nhiễm cho môi trường sinh sống tại đây. Người dân của thôn Châu Xá đã phản đối, biểu tình kéo ra trụ sở UBND xã kiến nghị yêu cầu phải đình chỉ hoạt động, sản xuất trái phép của công ty Trường Khánh.
Được biết, đất để xây dựng nhà máy là do Ủy ban nhân dân xã Duy Tân lấy công thổ cho thuê và thông báo là nhà máy sản xuất vôi hay gạch chịu lửa. Nhưng thực tế khi vào hoạt động thì mới rõ ra là sản xuất Proniken, một loại hóa chất dùng để mạ hợp kim. Dân Châu Xá đã gửi đơn kêu cứu đến nhiều nơi nhưng không được trả lời giải quyết. Hơn nữa, sau khi tự dò hỏi, tìm hiểu, dân chúng trong làng phát giác nhà máy của Công ty Trường Khánh xây dựng không có giấy phép. Dân làng bức xúc cho biết “khi nhà máy hoạt động, nhả ra khí thải màu xanh lè, khiến dân ngộp thở, khiến cá chết, vịt chết, dân đấu tranh kiện cáo, mới lòi ra cái chuyện nhà máy xây dựng không phép giữa làng…” và “bức xúc ở chỗ, nhà máy to như quả núi xây dựng không phép mà chính quyền không biết, thế nhưng, một ngôi mộ của dân xây vào đất ruộng thì biết ngay, sai dân quân công an đi đập ngay..”
Trước vấn nạn ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe dân làng phải tự giải quyết, đứng ra tổ chức ngăn chận xe tải ra vào khu vực nhà máy chờ chính quyền can thiệp. Tuy nhiên, chính quyền các cấp vẫn không can thiệp, trong khi nhà máy cho gần cả trăm côn đồ xã hội đen khiêu khích, và nửa đêm dùng xe ủi mở đường tấn công dẹp lều trại dân làng, gây thương tích cho nhiều người phải nhập viện cấp cứu.
Không còn tin vào chính quyền vì không bảo vệ được người dân, dân làng Châu Xá đã tự động lập “chiến lũy” chống lại bọn côn đồ xã hội đen.
Trước tình hình này, ngày 8-7 Bộ Công an đã phải ra văn bản yêu cầu Công an tỉnh Hải Dương chỉ đạo, kiểm tra, xử lý thông tin vụ việc dân lập “chiến lũy” chống lại “xã hội đen” ở Hải Dương.
Tin tức cho biết ngày hôm nay 11-7, Công an tỉnh Hải Dương đã báo cáo về vụ việc người dân địa phương lập “chiến lũy” phản đối nhà máy gây ô nhiễm, xác nhận “công ty Trường Khánh, đã đang tiến hành tháo dỡ nhà xưởng” và công an đã “chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, Công an huyện Kinh Môn chủ động tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự; khẩn trương điều tra, làm rõ các vụ việc có dấu hiệu hình sự; bố trí lực lượng tuần tra, ứng trực nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi quá khích có thể xảy ra”.
Suốt gần tháng nay, dân làng Châu Xá, xã Duy Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, đã phải sống lại cảnh thời chiến tự sắm kẻng, đào đường, đổ đá đắp mô chặn xe cộ đi lại, và tự rèn một số loại vũ khí để sẵn sàng đối đầu với xã hội đen sau khi nhà máy Trường Khánh hoạt động trái phép thuê hàng chục côn đồ xã hội đen càn quét dân làng rạng sáng ngày 27-6 vừa qua.
Sự việc khời đi từ đầu năm nay khi công ty Trường Khánh tự ý xây dựng nhà máy nung Proniken trên khu đất công điền ở thôn Châu Xá. Đến ngày 25-6 vừa qua, nhà máy bắt đầu đưa vào sản xuất gây ô nhiễm cho môi trường sinh sống tại đây. Người dân của thôn Châu Xá đã phản đối, biểu tình kéo ra trụ sở UBND xã kiến nghị yêu cầu phải đình chỉ hoạt động, sản xuất trái phép của công ty Trường Khánh.
Được biết, đất để xây dựng nhà máy là do Ủy ban nhân dân xã Duy Tân lấy công thổ cho thuê và thông báo là nhà máy sản xuất vôi hay gạch chịu lửa. Nhưng thực tế khi vào hoạt động thì mới rõ ra là sản xuất Proniken, một loại hóa chất dùng để mạ hợp kim. Dân Châu Xá đã gửi đơn kêu cứu đến nhiều nơi nhưng không được trả lời giải quyết. Hơn nữa, sau khi tự dò hỏi, tìm hiểu, dân chúng trong làng phát giác nhà máy của Công ty Trường Khánh xây dựng không có giấy phép. Dân làng bức xúc cho biết “khi nhà máy hoạt động, nhả ra khí thải màu xanh lè, khiến dân ngộp thở, khiến cá chết, vịt chết, dân đấu tranh kiện cáo, mới lòi ra cái chuyện nhà máy xây dựng không phép giữa làng…” và “bức xúc ở chỗ, nhà máy to như quả núi xây dựng không phép mà chính quyền không biết, thế nhưng, một ngôi mộ của dân xây vào đất ruộng thì biết ngay, sai dân quân công an đi đập ngay..”
Trước vấn nạn ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe dân làng phải tự giải quyết, đứng ra tổ chức ngăn chận xe tải ra vào khu vực nhà máy chờ chính quyền can thiệp. Tuy nhiên, chính quyền các cấp vẫn không can thiệp, trong khi nhà máy cho gần cả trăm côn đồ xã hội đen khiêu khích, và nửa đêm dùng xe ủi mở đường tấn công dẹp lều trại dân làng, gây thương tích cho nhiều người phải nhập viện cấp cứu.
Không còn tin vào chính quyền vì không bảo vệ được người dân, dân làng Châu Xá đã tự động lập “chiến lũy” chống lại bọn côn đồ xã hội đen.
Trước tình hình này, ngày 8-7 Bộ Công an đã phải ra văn bản yêu cầu Công an tỉnh Hải Dương chỉ đạo, kiểm tra, xử lý thông tin vụ việc dân lập “chiến lũy” chống lại “xã hội đen” ở Hải Dương.
Tin tức cho biết ngày hôm nay 11-7, Công an tỉnh Hải Dương đã báo cáo về vụ việc người dân địa phương lập “chiến lũy” phản đối nhà máy gây ô nhiễm, xác nhận “công ty Trường Khánh, đã đang tiến hành tháo dỡ nhà xưởng” và công an đã “chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, Công an huyện Kinh Môn chủ động tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự; khẩn trương điều tra, làm rõ các vụ việc có dấu hiệu hình sự; bố trí lực lượng tuần tra, ứng trực nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi quá khích có thể xảy ra”.
Hà Nội tìm cách phạt tiền những người xuống đường biểu tình
Nhằm đối phó với tình trạng dân chúng ngày càng bất mãn với chế độ, và luôn xảy ra các vụ tập hợp đám đông biều tình đòi công lý hay phản ứng với các vấn đề thời sự, công an Cộng sản Việt Nam đang tính ban hành đạo luật phạt những số tiền lớn đối với những người tham gia xuống đường hay tụ họp để phản ứng với chế độ. Bằng cách này, công an Cộng sản Việt Nam đang cố gắng đánh lừa dư luận, biến các hành động phản ứng xã hội trong tương lai trở thành các vụ gây rối dân sự, và phạt tiền những người có hành động phản ứng mà không cần quan tâm lý do chính đáng là gì.
Theo dư luận, dự luật này có thể được tung ra vào tháng 7 này, các hành vi như gây rối, làm mất trật tự công cộng tại phòng xử án hay tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế cũng bị liệt vào các vi phạm hành chính, và có mức phạt từ 2 đến 3 triệu đồng. Dự luật cũng ghi rằng việc tập trung đông người trái pháp luật tại các địa điểm, khu vực cấm; và tập trung đông người trái phép ở nơi công cộng cũng có mức phạt từ 2 đến 3 triệu đồng, cũng như hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Bộ luật hình sự của Cộng sản Việt Nam có khoản qui định về tội danh lợi dụng quyền tự do dân chủ, với mức phạt nặng hơn nhiều lần. Mục đích của công an Cộng sản Việt Nam rất rõ ràng, so với những mức phạt hành chính thông thường ở các địa phương chỉ từ 100 đến 500 ngàn đồng, thì số tiền phạt đề nghị từ 2 đến 3 triệu đồng rõ ràng là một hình thức trấn áp vào túi tiền của những người có thái độ phản ứng xã hội theo quyền tự do đã được ghi trong hiến pháp.
Đánh vào túi tiền của người dân có thái độ bất đồng chính kiến với chế độ vốn không phải là chuyện lạ với chế độ ngụy quyền Cộng sản Việt Nam. Nhiều blogger, người yêu nước trong nước lâu nay đã từng bị đưa giấy phạt hành chính đến vài chục triệu nhằm khủng bố kinh tế gia đình của những người này.
Nhằm đối phó với tình trạng dân chúng ngày càng bất mãn với chế độ, và luôn xảy ra các vụ tập hợp đám đông biều tình đòi công lý hay phản ứng với các vấn đề thời sự, công an Cộng sản Việt Nam đang tính ban hành đạo luật phạt những số tiền lớn đối với những người tham gia xuống đường hay tụ họp để phản ứng với chế độ. Bằng cách này, công an Cộng sản Việt Nam đang cố gắng đánh lừa dư luận, biến các hành động phản ứng xã hội trong tương lai trở thành các vụ gây rối dân sự, và phạt tiền những người có hành động phản ứng mà không cần quan tâm lý do chính đáng là gì.
Theo dư luận, dự luật này có thể được tung ra vào tháng 7 này, các hành vi như gây rối, làm mất trật tự công cộng tại phòng xử án hay tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế cũng bị liệt vào các vi phạm hành chính, và có mức phạt từ 2 đến 3 triệu đồng. Dự luật cũng ghi rằng việc tập trung đông người trái pháp luật tại các địa điểm, khu vực cấm; và tập trung đông người trái phép ở nơi công cộng cũng có mức phạt từ 2 đến 3 triệu đồng, cũng như hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Bộ luật hình sự của Cộng sản Việt Nam có khoản qui định về tội danh lợi dụng quyền tự do dân chủ, với mức phạt nặng hơn nhiều lần. Mục đích của công an Cộng sản Việt Nam rất rõ ràng, so với những mức phạt hành chính thông thường ở các địa phương chỉ từ 100 đến 500 ngàn đồng, thì số tiền phạt đề nghị từ 2 đến 3 triệu đồng rõ ràng là một hình thức trấn áp vào túi tiền của những người có thái độ phản ứng xã hội theo quyền tự do đã được ghi trong hiến pháp.
Đánh vào túi tiền của người dân có thái độ bất đồng chính kiến với chế độ vốn không phải là chuyện lạ với chế độ ngụy quyền Cộng sản Việt Nam. Nhiều blogger, người yêu nước trong nước lâu nay đã từng bị đưa giấy phạt hành chính đến vài chục triệu nhằm khủng bố kinh tế gia đình của những người này.
Chất lượng, vệ sinh và sự an toàn của thực phẩm trở thành một vấn nạn tại Việt Nam
Chất lượng, vệ sinh và sự an toàn của thực phẩm tại Việt Nam đã trở thành một vấn nạn càng ngày càng nghiêm trọng, đe dọa sức khỏe của tất cả mọi người. Ðáng chú ý là hệ thống chính quyền các cấp hoàn toàn bất lực trong việc giải quyết vấn nạn này. Năm ngoái, tại Việt Nam có 5,541 người bị ngộ độc thực phẩm phải vào bệnh viện, trong đó có 34 người tử vong. Từ đầu năm đến nay, tại Việt Nam, có 1,485 người ngộ độc, trong đó có 15 người chết.
Kết quả của chương trình giám sát tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật trên rau, quả từ năm 2008 đến nay do Cục Bảo Vệ Thực Vật công bố, cảnh báo, nhóm rau ăn lá nguy cơ gây nguy hại cho sức khỏe cao hơn rau ăn củ. Rau muống, rau ngót, cải xanh là những loại rau được xếp vào loại “nguy cơ cao” vì dư lượng hóa chất trên rau thường rất cao. Các loại rau bí, rau mầm, su su, mồng tơi, súp lơ, cà chua, mướp đắng, dưa chuột có mức độ hóa chất bám trên chúng thấp hơn. Ðối với trái cây thì nho là loại có nguy cơ cao nhất. Rau, trái từ các vùng sản xuất, kinh doanh ở miền Bắc có khả năng gây nguy hại cho sức khỏe cao hơn các vùng tương tự ở miền Trung và miền Nam.
Bộ Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn lưu ý một khía cạnh khác, đó là kiểm soát an toàn thực phẩm trong lưu thông cả rau, trái. Có thể có sự lạm dụng những hóa chất bảo quản trong quá trình vận chuyển, lưu giữ rau, trái nhập cảng và sản xuất trong nước.
Trước sự chỉ trích càng ngày càng gay gắt từ phía dân chúng, bộ trưởng nông nghiệp, phát triển nông thôn yêu cầu từ nay tới cuối năm, phải tập trung giám sát những loại nông sản, thủy sản thuộc nhóm “nguy cơ cao” như rau ăn lá và trái cây, những khâu có nguy cơ cao như bảo quản. Tương tự, đối với chăn nuôi, phải thông báo rộng rãi và quản lý chặt những loại dược chất, hóa chất cấm dùng.
Trước đó, kết quả kiểm tra, kiểm nghiệm được báo chí loan tải cho thấy, giống như nhiều loại thực phẩm khác, bún được pha chế nhiều loại phụ gia nguy hại cho sức khỏe.
Chất lượng, vệ sinh và sự an toàn của thực phẩm tại Việt Nam đã trở thành một vấn nạn càng ngày càng nghiêm trọng, đe dọa sức khỏe của tất cả mọi người. Ðáng chú ý là hệ thống chính quyền các cấp hoàn toàn bất lực trong việc giải quyết vấn nạn này. Năm ngoái, tại Việt Nam có 5,541 người bị ngộ độc thực phẩm phải vào bệnh viện, trong đó có 34 người tử vong. Từ đầu năm đến nay, tại Việt Nam, có 1,485 người ngộ độc, trong đó có 15 người chết.
Kết quả của chương trình giám sát tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật trên rau, quả từ năm 2008 đến nay do Cục Bảo Vệ Thực Vật công bố, cảnh báo, nhóm rau ăn lá nguy cơ gây nguy hại cho sức khỏe cao hơn rau ăn củ. Rau muống, rau ngót, cải xanh là những loại rau được xếp vào loại “nguy cơ cao” vì dư lượng hóa chất trên rau thường rất cao. Các loại rau bí, rau mầm, su su, mồng tơi, súp lơ, cà chua, mướp đắng, dưa chuột có mức độ hóa chất bám trên chúng thấp hơn. Ðối với trái cây thì nho là loại có nguy cơ cao nhất. Rau, trái từ các vùng sản xuất, kinh doanh ở miền Bắc có khả năng gây nguy hại cho sức khỏe cao hơn các vùng tương tự ở miền Trung và miền Nam.
Bộ Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn lưu ý một khía cạnh khác, đó là kiểm soát an toàn thực phẩm trong lưu thông cả rau, trái. Có thể có sự lạm dụng những hóa chất bảo quản trong quá trình vận chuyển, lưu giữ rau, trái nhập cảng và sản xuất trong nước.
Trước sự chỉ trích càng ngày càng gay gắt từ phía dân chúng, bộ trưởng nông nghiệp, phát triển nông thôn yêu cầu từ nay tới cuối năm, phải tập trung giám sát những loại nông sản, thủy sản thuộc nhóm “nguy cơ cao” như rau ăn lá và trái cây, những khâu có nguy cơ cao như bảo quản. Tương tự, đối với chăn nuôi, phải thông báo rộng rãi và quản lý chặt những loại dược chất, hóa chất cấm dùng.
Trước đó, kết quả kiểm tra, kiểm nghiệm được báo chí loan tải cho thấy, giống như nhiều loại thực phẩm khác, bún được pha chế nhiều loại phụ gia nguy hại cho sức khỏe.
Cá chết hàng loạt vì bị ô nhiễm, người dân Đà Nẵng lao đao
Nhiều ngày nay, người nuôi cá lồng ở khu vực vịnh Mân Quang phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng, lao đao vì cá chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Những loại cá có giá trị kinh tế như cá mú, cá hồng, cá dìa chết trắng lồng và bốc mùi hôi thối. Những người nuôi cá phải dùng vợt múc cá chết bỏ vào bao, đưa vào bờ chôn. Một người dân nuôi cá ở vịnh Mân Quang cho biết từ mấy năm trở lại đây, năm nào cũng có tình trạng cá chết nhưng năm nay thiệt hại nặng nhất. Gia đình anh hiện có 3 bè cá, mỗi bè có 9 lồng cá nhưng mấy ngày nay lồng nào cá cũng chết với số lượng hơn 1 nửa, thiệt hại lên đến hàng trăm triệu đồng.
Một gia đình khác cho hay họ có 3 bè gồm 36 lồng với số lượng 9000 con cá, mấy bữa nay cá chuẩn bị được thu hoạch thì lại chết trắng, phải vớt đem đi chôn. Rất nhiều người nuôi cá với hàng chục lồng ở khu vực này đều chung cảnh ngộ tương tự. Người dân cho biết, nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt là do nguồn nước bị ô nhiễm bởi các nhà máy ở Khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ Quang thải ra. Cán bộ nhà nước vẫn làm ngơ trước việc các nhà máy gây ô nhiễm cho nguồn nước, mà ai cũng hiểu là đã được lót tay bởi những số tiền khổng lồ để làm ngơ bất chấp những bất mãn của người dân.
Nhiều ngày nay, người nuôi cá lồng ở khu vực vịnh Mân Quang phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng, lao đao vì cá chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Những loại cá có giá trị kinh tế như cá mú, cá hồng, cá dìa chết trắng lồng và bốc mùi hôi thối. Những người nuôi cá phải dùng vợt múc cá chết bỏ vào bao, đưa vào bờ chôn. Một người dân nuôi cá ở vịnh Mân Quang cho biết từ mấy năm trở lại đây, năm nào cũng có tình trạng cá chết nhưng năm nay thiệt hại nặng nhất. Gia đình anh hiện có 3 bè cá, mỗi bè có 9 lồng cá nhưng mấy ngày nay lồng nào cá cũng chết với số lượng hơn 1 nửa, thiệt hại lên đến hàng trăm triệu đồng.
Một gia đình khác cho hay họ có 3 bè gồm 36 lồng với số lượng 9000 con cá, mấy bữa nay cá chuẩn bị được thu hoạch thì lại chết trắng, phải vớt đem đi chôn. Rất nhiều người nuôi cá với hàng chục lồng ở khu vực này đều chung cảnh ngộ tương tự. Người dân cho biết, nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt là do nguồn nước bị ô nhiễm bởi các nhà máy ở Khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ Quang thải ra. Cán bộ nhà nước vẫn làm ngơ trước việc các nhà máy gây ô nhiễm cho nguồn nước, mà ai cũng hiểu là đã được lót tay bởi những số tiền khổng lồ để làm ngơ bất chấp những bất mãn của người dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét