Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013

Công an Hà Nội bắt khẩn cấp Blogger Phạm Viết Đào


Công an Hà Nội bắt khẩn cấp Blogger Phạm Viết Đào
Ngày 13/6, Cơ quan an ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội ra Lệnh khám xét bắt khẩn cấp đối với ông Phạm Viết Đào, 61 tuổi, hiện thường trú tại số 02 hẻm 39/7/460 Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Ông Đào là một Blogger nổi tiếng tại vn. Trang blog Phạm Viết Đào, không chỉ bàn chuyện văn chương, mà còn có rất nhiều thông tin về hiện tình chính trị tại Việt Nam, đặc biệt là thông tin về các lãnh đạo chóp bu trong nội bộ đảng CSVN.
Theo cơ quan an ninh, ông Phạm Viết Đào có hành vi vi phạm pháp luật theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.”
Hôm 9/6 ông Đào đã bình luận với BBC về đợt lấy phiếu tín nhiệm đầu tiên của Quốc hội và nói đây là “thử thách cho nền chính trị của Việt Nam” và rằng “Quốc hội nào Chính phủ ấy”.
Bình luận về các cố gắng thay đổi nền chính trị Việt Nam, ông Đào nói ông không hy vọng có “đột phá” nhưng “méo mó có hơn không”.
Ông Đào cũng nhận xét và dự đoán về chiều hướng kết cục của cuộc sửa đổi Hiến pháp 1992 đang được Chính quyền và Đảng cộng sản vận động từ đầu năm tới nay là “không có một sự đột phá nào”.
Hôm 26/5, một blogger có tiếng khác, cựu nhà báo Trương Duy Nhất, cũng đã bị bắt tại Đà Nẵng và bị đưa ra Hà Nội để điều tra. Ông Đào là blogger thứ hai bị bắt trong chưa đầy một tháng qua.
Dư luận cho rằng đây có lẽ là sự trả thù của ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối với ông Phạm Viết Đào, vì chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi ông Dũng phát biểu tại Hội Nghị Đối thoại Shangri-la lần thứ 12 thì ông Phạm Viết Đào đã có một bài viết phân tích sự yếu kém của ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Các tổ chức quốc tế cũng cáo buộc nhà nước CS Việt Nam bỏ tù hàng chục cây viết khác trong thời gian gần đây trong khi Việt Nam luôn nói họ chỉ bỏ tù những người vi phạm pháp luật.

Nhà cầm quyền CSVN âm mưu xóa dấu tu viện Dòng Chúa Cứu THế Sài Gòn
dcctsaigonTrong khi cuộc tranh đấu của Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) tại Việt Nam đòi hỏi nhà cầm quyền phải trả nhà đất đã mượn hoặc tịch thu của nhà dòng đang diễn ra, nhưng cho đến nay vẫn chưa được giải quyết. Vừa qua DCCT tại Sài Gòn vừa lên tiếng về việc nhà cầm quyền CSVN đang âm mưu muốn xóa dấu tu viện Dòng tại Thủ Đức, Saigon.
Vào năm 1966, DCCT đã mua khu đất tại phường Linh Trung, quận Thủ Đức và bắt đầu xây dựng tu viện và trung tâm đào tạo tu sĩ của Dòng.
Năm 1978 nhà cầm quyền đưa công an đến cưỡng chế trục xuất các tu sĩ đang học hành, sinh sống tại đây và trao toàn bộ tài sản của tu viện cho Sở Quản lý Nhà đất và Sở Nông nghiệp quản lý mà không có bất cứ một quyết định hay văn bản nào về việc tịch thu, trưng thu hay mượn cơ sở DCCT Thủ Đức. Việc làm này vào thời điểm đó đã không phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo khoản 2 mục III Quyết định số 111/CP ngày 14.4.1977 của Hội đồng chính phủ đã quy định nhà đất Thủ Đức không nằm trong diện cải tạo, trưng thu theo chính sách quản lý và cải tạo XHCN đối với nhà dòng.
Tháng 6.2012 sở Tài Nguyên Môi Trường đã cùng với đại diện DCCT, có sự chứng kiến của quận thủ đức, đã đo lại khu đất của tu viện. Nhưng đã 1 năm rồi mà nhà cầm quyền không hề trả lời gì với những kết quả làm việc chung. Gần đây dân trong vùng cho biết Ủy Ban Nhân Dân Phường thông báo không xây dựng các cơ sở giáo dục trên đất này nữa. Tưởng đất sẽ trả lại cho Dòng, nhưng DCCT lại nhận được tin khác đó là người ta bắt đầu tổ chức chia lô bán đất trên mãnh đất này với giá rất rẽ và không có bất cứ giấy tờ nào.
Theo quy định hiện hành khi đất đang tranh chấp thì không được xây dựng bất cứ cơ sở nào trên mảnh đất đó. Và theo luật nhà ở, tu viện, nơi cư ngụ của các tu sĩ, là nhà ở sẽ không bao giờ bị quốc hữu hóa. Vậy liệu kế hoạch xây một bệnh viện mới của cơ sở y tế và quận Thủ Đức có đúng pháp luật không ? Việc xây dựng này dẫn đến việc đập phá hoàn toàn tu viện DCCT Thủ Đức. Phải chăng nhà cầm quyền Sài Gòn âm mưu xóa dấu tích một cơ sở tôn giáo mà chủ nhân đang có mặt để một lần nữa tự tố cáo sự vi phạm tự do tôn giáo của mình.
 
                                                Blogger Phạm Viết Đào

Nhật giúp xây dựng tuyến Metro đầu tiên ở TP/ Sài Gòn
Báo chí Việt Nam đưa tin đại công ty Hitachi của Nhật bản sẽ cung cấp cho TP Sài Gòn các thiết bị cơ điện, đầu máy, toa xe, đường ray cho công trình xây dựng tuyến Metro đầu tiên tại Sài Gòn và cũng là đầu tiên tại Việt Nam.
Ông Akira Horie, tổng giám đốc điều hành của công ty hệ thống đường sắt Hitachi thì các thiết bị đều được sản xuất tại Nhật, còn hệ thống bán vé tự động và cảnh báo an toàn dự kiến được làm ở VN.
Tuyến đường này được khởi công vào tháng Tám năm ngoái với chiều dài gần 20km nối trung tâm Sài Gòn và khu vực Suối Tiên đang được đô thị hóa.
Theo tin từ hãng phát thanh-truyền hình công cộng duy nhất của Nhật bản NHK, gói thầu này trị giá 370 triệu đô la Mỹ, và là gói thầu thứ hai mà Hitachi nhận được sau gói thầu cung cấp 600 toa tàu cho nước Anh hồi năm ngoái.

VN chi bừa bãi để tạo tăng trưởng bất chấp hiệu quả
cangNamCan
Cảng Năm Căn – Cà Mau
Trả lời phỏng vấn BBC ngày 13/6, ông Raphaël Cecchi, chuyên gia phân tích rủi ro tại hãng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ONDD của Bỉ nhận xét thời gian qua, Việt Nam đã đẩy mạnh chi tiêu công thông qua chính sách tài khóa để bù đắp lại sự suy yếu của các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng khác. Tuy nhiên hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực này tại Việt Nam là một vấn đề lớn.
Ông Cecchi nói: “Hầu hết tất cả những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng của Việt Nam, trong đó có tiêu dùng tư nhân, đã yếu hẳn đi trong vòng hai năm qua,”
Những gì mà người ta thấy ở Trung Quốc đang được một phần nào đó được sao chép lại ở Việt Nam với một quy mô nhỏ hơn nhiều, tiêu biểu là sự tăng cường vốn đầu tư vào các dự án bất động sản và cơ sở hạ tầng với lý do thiếu chính đáng. Các dự án này không đem lại nhiều lợi ích vì mục đích của chúng là xây dựng chỉ số tăng trưởng về ngắn hạn thay vì đáp ứng nhu cầu kinh tế về trung hạn và dài hạn.
Hậu quả của việc đầu tư bừa bãi này dẫn đến nhiều tai tiếng đối với các công trình đầu tư công ở Việt Nam. Các dự án đầu tư công tại đây thường được tiến hành khá chậm chạp và vì thế, khiến chi phí dần tăng cao so với dự kiến ban đầu và giảm lợi ích kinh tế, vốn đã ít ỏi đối với nhiều dự án.
Dự án bauxite Nhân Cơ là một ví dụ. Việc kéo dài thời gian thi công với dự án này đã đẩy chi phí ban đầu từ hơn 11 nghìn tỷ đồng lên 16 nghìn tỷ đồng, đồng thời giảm tỷ suất sinh lời từ 9,57% xuống 8,69%. Đó là chưa kể số năm lỗ cũng bị tăng từ 5,6 năm lên 7 năm và giá trị lỗ tăng từ 727 tỷ đồng lên gần 2.500 tỷ đồng.
Chính phủ cũng tỏ ra thiếu trách nhiệm, thiếu cân nhắc khi đổ tiền vào các dự án.
Trường hợp như dự án Cảng Kê Gà, với chi phí đầu tư lên đến 20 nghìn tỷ đồng đã không bao giờ được thực hiện là một ví dụ. Trước đó, để có đất cho dự án này, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận đã thu hồi giấyphép và đất đã cấp cho 12 nhà đầu tư du lịch, vốn đã đổ vào dự án hơn 1.000 tỷ đồng.
Trường hợp Cảng Năm Căn tại Cà Mau, sau khi xây xong lại không sử dụng được vì … đường bộ chưa thông, đường sông nông cạn làm tàu không vào được cũng là một ví dụ khác.
Đó là chưa kể đến những doanh nghiệp nhà nước, vốn được ưu đãi về vốn nhưng lại kinh doanh kém hiệu quả, gây thất thoát lên đến hàng tỷ đôla mà báo chí trong nước đã tốn không ít giấy mực trong những năm qua.
Khối nợ từ các doanh nghiệp nhà nước cũng như tình trạng thiếu vốn của các ngân hàng nhà nước sẽ là gánh nặng cho ngân sách quốc gia.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét