Những người có thể từ bỏ tự do quý báu để đổi lấy sự an toàn ít ỏi tạm thời không xứng đáng với cả tự do lẫn sự an toàn.
Benjamin Franklin
Trong những tuần vừa qua sự kiện nổi bật rung động dư luận khắp nơi là cuộc tuyệt thực của Ts Cù Huy Hà Vũ để phản đối việc trại giam Thanh Hóa không trả lời đơn tố cáo về hành vi hãm hại của giám thị cai tù đối với ông. Một số người cho rằng tuyệt thực là một hình thức hủy hoại bản thân vô ích, nhưng nhiều người khác đã ủng hộ hành động đấu tranh này và đồng hành tuyệt thực Ts Cù Huy Hà Vũ.
Có lẽ cái cảm giác tuyệt vọng nhất là cảm giác bất lực khi một người bị mất hết khả năng tự chủ
cuộc sống. Khi tư duy và lòng tự chủ bị mất đi chính là lúc người ta cảm thấy rất tuyệt vọng, không còn tha thiết với cuộc sống trần gian này nữa. Con người sinh ra, lớn lên và từ từ hình thành một cá thể với những tâm tư, ước vọng cho một cuộc sống tự lập. “Tôi là chính bản thân tôi. Tôi thích điều tôi thích. Tôi yêu điều tôi yêu. Tôi làm điều mình muốn làm.”
cuộc sống. Khi tư duy và lòng tự chủ bị mất đi chính là lúc người ta cảm thấy rất tuyệt vọng, không còn tha thiết với cuộc sống trần gian này nữa. Con người sinh ra, lớn lên và từ từ hình thành một cá thể với những tâm tư, ước vọng cho một cuộc sống tự lập. “Tôi là chính bản thân tôi. Tôi thích điều tôi thích. Tôi yêu điều tôi yêu. Tôi làm điều mình muốn làm.”
Một trong những phân biệt rất lớn giữa con người và loài vật là nhu cầu tư duy tự do, được thể hiện cá tánh, được làm những gì mình thích, được thỏa mãn những ước mơ, nguyện vọng của mình. Bản năng của một con người khác con vật là khả năng tư duy để có quyền chọn lựa cho cuộc sống cho chính mình.
Chính vì vậy ngoài xử tử, hình phạt lớn nhất đối với một người là bị tù đày: khi con người bị kềm kẹp, bị khống chế, bị lấy mất đi những quyền lợi quý báu. Bị cầm tù lâu năm một số những tù nhân từ từ bị mất đi khả năng tư duy và tinh thần tự chủ, chỉ còn biết làm theo những gì được cho phép. Mãn những án tù dài hạn, dù được trả tự do, người tù cảm thấy bị hụt hẫng, mất hết định hướng, mất đi hết bản năng sống tự lập. Như con chim, con thú ở trong lồng, trong chuồng mất đi hết khả năng sinh tồn khi được thả ra ngoài thiên nhiên.
Dưới chế độ độc tài hiện nay, nhà nước CSVN liên tục sự dụng hình phạt tù đày để trừng phạt những ai dám nghĩ, dám nói và dám làm! Ngoài lý đo trả thù hay răn đe, mưu đồ của chế độ là đẩy những người tù lương tâm vào hoàn cảnh bất lực, tuyệt vọng, nhụt chí, mất hết đi tinh thần tự chủ và khả năng phản kháng.
Tuy vậy mưu đồ xấu xa của họ hoàn toàn thất bại đối với những tù nhân lương tâm như: Lm Nguyễn Văn Lý, Ts Cù Huy Hà Vũ, Ls Lê Quốc Quân, cô Phạm Thanh Nghiên, cô Đỗ Thị Minh Hạnh, cô Trần Thị Thúy, Ls Nguyễn Bắc Truyển…
Ts Cù Huy Hà Vũ đã tuyên bố tuyệt thực vô thời hạn cho đến khi nhận được phản hồi đơn tố cáo của ông. Kết quả là sau 25 ngày đấu tranh bằng phương pháp tuyệt thực, Giám thị Trại giam số 5 Bộ Công an Lường Văn Tuyến cuối cùng đã phải ra văn bản giải quyết đơn của Ts Cùng Huy Hà Vũ.
Tuyệt thực là một hành động đấu tranh trực diện bằng tâm lý, đầy khó khăn, nguy hiểm và đòi hỏi tinh thần quyết tâm, chủ động cao độ của người tù. Một khi hành động tuyệt thực được loan ra dư luận, nó sẽ tạo tác động mạnh mẽ trên tinh thần đấu tranh và phản kháng của quần chúng. Chính vì sức mạnh của ý chí đấu tranh quyết liệt của người tù và sự ảnh hưởng trên dự luận quần chúng, phương pháp đấu tranh này có khả năng làm dao động đối phương, đưa họ vào hoàn cảnh lúng túng và phải nhượng bộ.
Chúng ta cũng được biết về sự kiện Lm Nguyễn Văn Lý, Ls Lê Quốc Quân, Ls Lê Thị Công Nhân… cũng đã sử dụng phương thức tuyệt thực để phản đối sự giam cầm trái phép và sự xúc phạm nhân phẩm người tù của nhà nước CSVN. Hiện giờ thanh niên Công Giáo Trần Minh Nhật đang tuyệt thực để phản đối cách đối xử hạ nhục đối xử với tù nhân lương tâm, bắt họ phải ăn “cơm chó”, uống nước lợ, nhốt trong những buồng tù tối tăm, bẩn thỉu và ngộp thở…
Chúng ta cảm phục những mẩu chuyện về Đỗ Thị Minh Hạnh, với lòng tự trọng và sự bất khuất của một cô gái trẻ, nhất định không chịu qụy lụy, hạ mình trước cán bộ giám thị; Phạm Thanh Nghiên không chịu tuân phục chế độ cưỡng chế lao động tàn ác; Trần Thị Thúy bị đánh đập tàn nhẫn nhưng không chịu nhận tội, ….
Vừa qua trong Đêm Không Ngủ, Ls Nguyễn Bắc Truyển đã kể những mẩu chuyện tù rất cảm động về những người bạn tù can trường của anh dù bị hành hạ nhưng không chịu khuất phục. Ls Nguyễn Bắc Truyển cũng chia sẻ về nỗ lực chống lại tệ nạn cưỡng bức lao động khổ sai, bắt tù nhân tách “hạt điều máu”… của chế độ. Nhờ lòng tự trọng và ý thức tự chủ, Ls Nguyễn Bá Truyển không những chiến thắng mà đã tác động lên ý thức của những người tù xung quanh về quyền lợi của một người tù để từ từ họ ý thức và chủ động chống lại hành động hạ nhục, bất nhân của cán bộ giám thị.
Benjamin Franklin, một danh nhân người Mỹ, đã nói rằng: “Những người có thể từ bỏ tự do quý báu để đổi lấy sự an toàn ít ỏi tạm thời không xứng đáng với cả tự do lẫn sự an toàn.”
Lm Nguyễn Văn Lý, Ts Cù Huy Hà Vũ, cô Đỗ Thị Minh Hạnh, chị Trần Thị Thúy, Ls Nguyễn Quốc Quân, em Nguyễn Phương Uyên, em Đinh Nguyên Kha, các anh em Thanh Niên Công Giáo…. không phải là những người như vậy! Họ sẵn sàng hy sinh sự an toàn của cá nhân để đấu tranh cho công bằng, công lý, và chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam!
Ngay cả khi bị giam cầm, ý thức tự chủ và quyền tự do cũng không bị mai một.
Đây là những tấm gương cao đẹp của tinh thần bất khuất và lòng tự trọng!
Trong một đất nước được cai trị bởi sự khống chế và tuân phục thì rất cần phải có những con người có khả năng tư duy và tính tự chủ không bị chịu lệ thuộc dù bị kềm kẹp. Có nhiều người như vậy dân tộc Việt Nam mới có thể thoát khỏi sự khống chế của chế độ độc tài.
Những người sẵn sàng hy sinh hạnh phúc và sự an toàn cá nhân này vô cùng xứng đáng được hưởng sự tự do!
Hãy cùng đồng hành đấu tranh với họ!
Không ai có thể bỏ tù được tinh thần tự chủ!
Không ai có thể bỏ tù được lòng yêu nước!
Không ai có thể bỏ tù được khát vọng tự do!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét