Như để đáp lại cuộc hội thảo về Trường Sa – Hoàng Sa và lễ Khâu Lề Tế lính trên đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi. Nhà cầm quyền Trung Quốc đã cho hàng chục tàu công suất lớn thẳng tiến vào khu vực Trường Sa để đánh bắt và gây hấn kể từ ngày 8 tháng 5, 2013. Ngư dân Lý Sơn chưa kịp vui đã phải cúi mặt buồn rười rượi vì tin này.
Ngư dân Việt đơn độc trong mọi cuộc chiến
Một thuyền trưởng từng bị Trung Quốc bắt tàu 3 lần, yêu cầu giấu tên, than thở rằng chuyến này xem như ông mất trắng, vì mùa này là mùa trúng đậm của nghề đánh bắt xa bờ, nếu như ngư dân không được ra khơi thì nguy cơ phá sản lên rất cao vì tiền lãi ngân hàng sẽ tiếp tục tăng, ngư dân thì không có thu nhập. Với người đi biển, chỉ cần một chuyến ra khơi bị bỏ lỡ thì xem như mùa vụ năm ấy đã thất bại.
Vì, mỗi năm chỉ có vài tháng thời tiết tạm ổn, trong vài tháng đó chỉ có chừng độ một tháng đến hai tháng là đẹp trời, cá ăn lưới, đây là mùa bội thu cho cả năm, những chuyến đi khác chỉ đóng vai trò phụ họa, kiếm thêm chút đỉnh tiền xăng dầu bù lỗ.
Ông thuyền trưởng này nói rằng kể từ tháng Giêng đến nay, lượng cá mang về của ngư dân Lý Sơn vượt trội so với mọi năm nhờ thời tiết đẹp. Nhưng, ông không ngờ rằng người Trung Quốc xua cả mấy chục thuyền đánh cá công suất lớn xuống Trường Sa, như vậy, chắc chắn tàu đánh cá Việt Nam đi ra đó sẽ bị bắt hoặc bị gây hấn, rất khó mà trở về an toàn, thậm chí có thể mất tài sản, mất mạng. Ông cũng hoài nghi mấy chục tàu đánh cá Trung Quốc tiến xuống biển Đông lần này không phải là tàu của ngư dân mà rất có thể là tàu của quân đội và cảnh sát biển cải trang. Với đà này, nếu như các tàu cảnh sát biển Việt Nam đến mời họ ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, không chừng họ sẽ nổ súng và một cuộc chiến tranh trên biển sẽ nổ ra.
Phát tín hiệu cầu cứu, chẳng có tàu cảnh sát biển nào của Việt Nam đến ứng cứu, còn những tàu đánh cá đồng nghiệp thấy ông bị bắt thì lo rồ ga chạy bán sống bán chết vì sợ sẽ bị bắt lây. Dường như người Việt Nam không có tinh thần đoàn kết cho mấy trước thế mạnh áp đảo của kẻ xâm lấnMột thuyền trưởng
Một thuyền trưởng khác, nổi danh là người quả cảm và từng bị Trung Quốc bắt về nhốt ở đảo Hải Nam, sau đó đưa sang tận các trại giam ở Quảng Tây, Quảng Đông rồi mới trả về nước. Ông bày tỏ sự lo ngại của mình rằng rất có thể, đây sẽ là lần mà ngư trường của người Việt Nam trên biển Đông bị thu hẹp đáng kể. Có hai lý do để ông tin rằng điều mình lo ngại là có cơ sở. Ông cho rằng nhà nước Việt Nam đã không có một tỉ lệ hợp lý giữa nội lực hành động và nội lực tuyên truyền.
Nghĩa là với nhân dân, đặc biệt là ngư dân như ông, nhà cầm quyền bao giờ cũng động viên, hứa sẽ bảo vệ nhưng trên thực tế, nhiều lần ông bị Trung Quốc bắt tàu ngay trên ngư trường Việt Nam, ông phát tín hiệu cầu cứu, chẳng có tàu cảnh sát biển nào của Việt Nam đến ứng cứu, còn những tàu đánh cá đồng nghiệp thấy ông bị bắt thì lo rồ ga chạy bán sống bán chết vì sợ sẽ bị bắt lây. Dường như người Việt Nam không có tinh thần đoàn kết cho mấy trước thế mạnh áp đảo của kẻ xâm lấn, họ rất sợ chết.
Lo cho lễ hội hay lo cho ngư dân?
Hơn nữa, ông thấy rằng giữa nói và làm của nhà cầm quyền không tỉ lệ thuận nhau. Một lễ hội tốn quá nhiều tiền, xấp xỉ bảy tỉ đồng, tương đương với một nửa số tiền ngư dân nợ ngân hàng để sắm phương tiện ra khơi chỉ dùng để tuyên truyền và đưa ra một thông điệp nghe rất cũ, từng là câu cửa miệng của phát ngôn viên Bộ ngoại giao Việt Nam: “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”. Điều này chỉ thêm một lần nữa chọc giận Trung Quốc nếu như thực lực quân đội và cảnh sát biển Việt Nam trên biển Đông không đủ mạnh để bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam. Và điều này càng nguy hiểm hơn nếu như ngư dân Việt Nam quá yếu về cả phương tiện lẫn khí tài hỗ trợ trong lúc khai thác trên biển Đông.
Những lễ hội tốn kém quá nhiều tiền như vậy chỉ có lợi cho công ty tổ chức sự kiện và một số quan chức đầu ngành có liên quan sẽ được chấm mút thông qua đút lót, hối lộ để thông qua dự án, bôi trơn công việc.Một nhà nghiên cứu văn hóa
Ông phân tích thêm rằng giả sử như thay vì nhà nước dùng khoản tiền quá lớn đó để làm lễ hội thì dành nó cho việc hỗ trợ, đào tạo võ thuật để tự vệ và nâng công suất tàu thuyền của ngư dân. Thậm chí biến những ngư dân Lý Sơn thành những chiến binh giữ biển thực sự với đầy đủ trang bị thì có lẽ ngư dân sẽ không vất vả và lép vế như hiện thấy. Rất tiếc là nhà nước đã không làm thế, chỉ nói suông và tốn phí tiền bạc vào những việc không thiết thực, có tính hình thức hơn là sự thành tâm.
Đồng tình với vị thuyền trưởng giấu tên này, một nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử cũng cho rằng cuộc chơi của nhà cầm quyền Việt Nam trong lần này nghe ra có vẻ xa xỉ và không vì nhân dân. Vì những lễ hội tốn kém quá nhiều tiền như vậy chỉ có lợi cho công ty tổ chức sự kiện và một số quan chức đầu ngành có liên quan sẽ được chấm mút thông qua đút lót, hối lộ để thông qua dự án, bôi trơn công việc. Trong khi đó, nhân dân không được gì ngoài một buổi tham dự vừa tốn kém vừa mệt mỏi, đơn giản là quảng bá du lịch và gửi thông điệp chính trị suông, không có biện pháp và khí tài tương ứng kèm theo.
Giá như số tiền làm lễ hội đó để sắm một ít vũ khí trang bị cho ngư dân và tăng cường lực lượng cảnh sát biển, lúc đó sẽ có một mặt trận nhân dân sát cánh với lực lượng cảnh sát biển và bộ đội biên phòng, thế mạnh của Việt Nam trên biển Đông sẽ được tăng hơn, ngư dân cũng bớt sợ chết hơn mỗi khi bị Trung Quốc gây hấnMột cụ bà ở Lý Sơn
Và vô hình trung, việc gửi thông điệp này trở thành cái cớ để đối phương tức giận và lấn tới, lần xua tàu hạng nặng xuống biển Đông của Trung Quốc trong mùa khai thác tốt nhất này cho thấy Trung Quốc đã có hành đồng đáp trả. Nhưng thay vì chỉ nói suông, nhà nước Trung Quốc luôn kèm theo vũ lực trá hình để uy hiếp Việt Nam. Chiến thuật vết dầu loang trên biển Đông của Trung Quốc thêm một lần thành công và ngư trường Việt Nam tiếp tục bị thu hẹp
.
Một cụ bà, 78 tuổi ở huyện đảo Lý Sơn cho chúng tôi biết rằng bà có chồng và con là ngư dân đánh bắt xa bờ, gần đây bà có linh cảm không tốt cho họ nên nhiều lần khuyên họ bỏ nghề nhưng bà chỉ nhận được sự khó chịu từ chồng con. Nhiều lần bà nằm chiêm bao thấy chồng con mình chết dưới tay Trung Quốc, bà rất sợ.
Cụ ông, chồng của bà nói với chúng tôi rằng giá như số tiền làm lễ hội đó để sắm một ít vũ khí trang bị cho ngư dân và tăng cường lực lượng cảnh sát biển, lúc đó sẽ có một mặt trận nhân dân sát cánh với lực lượng cảnh sát biển và bộ đội biên phòng, thế mạnh của Việt Nam trên biển Đông sẽ được tăng hơn, ngư dân cũng bớt sợ chết hơn mỗi khi bị Trung Quốc gây hấn. Vì nếu ngư dân Việt Nam nổ súng, thì lý do có vẻ chính đáng, họ đang chống kẻ cướp xông vào hải phận quốc gia để cướp thành quả lao động của họ. Quan trọng hơn cả là một khi nhân dân không còn sợ hãi, bắt buộc Trung Quốc phải chùng tay, thay đổi chiến thuật… Nhưng đó chỉ là giấc mơ của ngư dân, thực tế thì rất phũ phàng!
Sắp tới đây, không biết ngư dân sẽ sống ra sao với đà xâm lấn như vũ bảo của Trung Quốc trên biển Đông. Và niềm vui về một lễ hội tri ân chiến binh Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn chưa kịp nguội thì nỗi lo buồn đã đến với họ vì đang mùa hứa hẹn bội thu mà không ai dám ra khơi!
Uyên Nguyên, tường trình từ Quảng Ngãi, Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét