Đan Thanh & Hoàng Đỉnh thực hiện
Nguyên nhân nào khiến nền kinh tế Hoa Lục có nguy cơ sụp đổ ? [ 11:16 ] Hide Player | Play in Popup |Download
Vào giữa tháng 4/2013, Ngân hàng Trung ương nhà nước Trung quốc công bố cho hay tính đến đầu tháng 4 vừa rồi, tổng số tiền tệ đang lưu hành ở Hoa lục lên đến 103.000 tỉ đồng Nhân dân tệ (tức là đồng tiền Nguyên, tương đương với 16.500 tỷ USD. Mặc dù Trung quốc có dân số đông, nhưng quy mô kinh tế và sức tiêu thụ nội địa của nước này còn nhỏ hơn Mỹ rất nhiều thế mà lượng tiền tệ lưu hành lại gấp 1,5 lần Hoa Kỳ, điều này cho thấy ngân hàng Trung ương Trung quốc phát hành đồng tiền Nguyên quá thặng thừa một cách không hợp lý theo nhu cầu chi tiêu của quốc gia mình. Đầu năm 2002, số lượng đồng tiền Nguyên lưu hành ở Hoa lục là 1.600 tỷ đồng vậy mà chỉ trong vòng 11 năm đã tăng lên hơn 6 lần, một kỷ lục chưa từng có trong lịch sử của nền kinh tế ở bất cứ quốc gia nào, ngoại trừ quốc gia đó đang ở vào thời kỳ siêu lạm phát, sắp phá sản.
Hiện tượng Ngân hàng Trung ương nhà nước phát hành một số lượng tiền quá thặng dư là điều không tốt cho một quốc gia muốn vững mạnh về kinh tế, thế nhưng tại sao vào tháng 3 năm nay, trước khi về hưu, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã có lời khích lệ về chuyện thặng dư này ?. Lý do tại sao thì theo các chuyên gia kinh tế giải thích như sau: Căn cứ vào con số GDP thì hiện nay Trung quốc là quốc gia có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, nhưng thật ra nó rất khập khểnh, hệ thống an sinh xã hội gần như số không, khoảng cách giàu nghèo quá lớn, sức tiêu thụ nội địa yếu kém
nên chính quyền Trung quốc muốn duy trì mức tăng trưởng cao như trước đây bằng bất cứ mọi giá nên đã chỉ thị cho Ngân hàng Trung ương nhà nước phát hành thêm tiền để có phương tiện đầu tư vào các công sự xây cất hạ tầng cơ sở, khuyếch đại đầu tư bất động sản. Chiến lược phát triển kinh tế dựa vào hình thức đầu tư như thế gây nên một chuổi tác dụng ngược vì đầu tư không đúng chổ, không theo đúng quy luật cung cầu của nền kinh tế thị trường. Nhiều xa lộ, đường xá, cầu cống
xây xong gần như bỏ không vì chẳng có bao nhiêu xe cộ lưu hành; phi trường, hải cảng cũng ở vào trường hợp tương tự, nghĩa là cứ xây còn chuyện có máy bay đáp hay tàu cập bến hay không lại là chuyện khác. Một tỉnh Giang Tô có đến 9 phi trường, trong khi chỉ cần hai hoặc ba là quá đủ. Tính toàn bộ 180 phi trường hiện nay ở Trung quốc thì có đến 126 (70%) phi trương bị lỗ. Thị trường bất động sản còn bi thảm hơn nhiều, nhà cửa, chung cư cao tầng rất hoành tráng bán không có người mua, các công ty lớn buôn bán bất động sản phải than trời như bọng và ai cũng nghĩ rằng nếu tình trạng này kéo dài thêm vài năm nữa là bong bóng bất động sản chắc chắn sẽ nổ. Về công nghiệp thì các xí nghiệp thép của Trung quốc thì nhà nước rót rất nhiều tiền vào để trang bị máy móc hầu làm sao mỗi năm phải sản xuất được 1 tỉ ấn thép, thế nhưng chỉ có 200 triệu tấn là cần thiết cho sử dụng, 800 triệu tấn còn lại chất kho, bỏ ụ.
Trên đây chỉ là nói đến chiến lược đầu tư sai lầm mà thôi, chứ chưa động đến chuyện tham nhũng, hối lộ, rút ruột công trình
làm cho công trình hay sản phẩm xuống cấp. Cũng theo các chuyên gia kinh tế thì trò khuyếch đại đầu tư của chính quyền Cộng sản Trung quốc để chứng tỏ nền kinh tế của họ đang phát triển mạnh đã đến mức giới hạn của nó. Đến tháng 7 năm 2012, số nợ mà các chính quyền địa phương lẫn trung ương vay từ ngân hàng, từ ngân khố chưa trả được đồng nào vậy mà đầu năm 2013, còn mượn thêm 7000 tỉ để khuyếc đại chuyện đầu tư.
Tháng 4 vừa rồi, ngay sau khi lên nhậm chức Thủ tướng, ông Lý Khắc Cường đã phải thú nhận là chiến lược đầu tư trong hơn 10 năm qua của Trung quốc gặp nhiều sai phạm, nếu không muốn nói là ”Vô mưu”, không tính toán gì cả, đụng đâu đầu tư đó.
Ông Cường là một kinh tế gia chắc phải biết nếu không chữa cái bệnh đầu tư đó thì nền kinh tế Trung quốc sẽ đi đến cửa tử, nhưng ông Cường lại là một người trong cổ máy lãnh đạo ở Trung quốc, nếu ra tay chữa con bệnh kinh tế thì chế độ độc tài toàn trị lại dễ bị sụp đổ, giữa hai cái phải chọn một. chắc là ông Cường sẽ chọn vế thứ hai.
Thưa quý thính giả, quy mô của nền kinh tế Việt Nam lẽ đương nhiên là không sao so sánh được với Trung quốc, nhưng Việt Nam hiện nay cũng là một quốc gia có số lượng tiền tệ lưu hành rất cao nên có tin nói rằng chính quyền CSVN cũng chuẩn bị việc đổi tiền, tỉ giá đổi sẽ là 10 ăn 1. Nghĩa là căn cứ trên con số thì có cảm tưởng như lượng tiền đang lưu hành sẽ giảm đến 90%. Không phải ngồi làm một bài tính cộng trừ nhân chia để giảm lượng tiền đang lưu hành là coi như đã làm cho kinh tế đất nước phát triển khi mà chiến lược đầu tư, phát triển kinh tế vạch ra có quá nhiều phi lý, trái với sự phát triển tự nhiên của nền kinh tế thị trường. Người dân, không ai no ấm bằng những con số thống kê do nhà nước công bố.
Vì sao nhiều lãnh đạo cấp Trung Quốc từng bị kết tội tham nhũng lần lượt được phục hồi quyền lực ?
Hiện nay tại Trung quốc hay Việt Nam, chẳng có một lãnh đạo nào mà không tham nhũng hối lộ, lớn ăn theo lớn, nhỏ ăn theo nhỏ. Nếu một lãnh đạo cấp bự nào đó bị tố cáo tham nhũng thì phải hiểu đó là một thủ thuật của phe này muốn hạ cánh kia, còn cấp dưới bị bắt thì coi như là con dê tế thần.
Ngày 29/04/2013 vừa qua, các báo lề Đảng ở Trung quốc đều đưa tin cho hay Ủy ban Thanh tra Trung ương Đảng đã kết luận rằng Đại tướng Từ Tài Hậu, cựu Phó Ủy ban Quân quản Trung ương, không dính dáng gì đến các vụ tham nhũng lớn theo đơn tố cáo vào giữa năm 2012 từ một số Ủy viên Quân quản Trung ương. Cũng theo các báo lề Đảng này thì ngoài Đại tướng Hậu ra còn có thêm 3 Ủy viên Trung ương Đảng khác nữa cũng chứng minh được mình không liên quan gì đến các vụ tham nhũng trong năm qua. Chỉ 2 ngày sau khi truyền thông lề Đảng loan tin này đi là ông Tập Cận Bình phục hồi quyền lực lại cho tất cả.
Được biết ngay sau Đại hội toàn Đảng lần thứ 18 vào giữa tháng 11 năm ngoái, Đại tướng Hậu có tên trong danh sách những người bị tình nghi liên quan đến những vụ tham nhũng lớn. Trong khóa họp Quốc hội vào tháng 3 vừa qua, người ta không thấy Đại tướng Hậu đến họp, nhiều người thắt mắc thì cánh ông Hồ Cẩm Đào cố tình tiết lộ cho hay Đại tướng Hậu bị Ủy ban Thanh tra Trung ương Đảng bắt để điều tra về tội tham nhũng.
Tưởng cũng nên nhắc lại là ngay sau khi được bầu vào chức Tổng bí thư đảng, ông Tập Cận Bình tuyên bố ngay sẽ tận diệt nạn tham nhũng, sau lời tuyên bố này là Ủy ban Thanh tra Trung ương Đảng đưa lên cho ông Bình một danh sách trên 10 Ủy viên Trung ương đảng bị tình nghi phạm vào tội tham nhũng. Ông Tập Cận Bình lên báo đài nói cho mọi người biết sẽ nghiêm phạt tất cả nếu như Ủy ban Thanh tra làm rõ tội của họ. Thưa quý thính giả, mười mấy Ủy viên Trung ương đảng bị điều tra đó đều thuộc vây cánh của ông Hồ Cẩm Đào, còn Đại tướng Từ Tài Hậu là người thân cận của ông Giang Trạch Dân, người tiến cử và hỗ trợ cho ông Tập Cận Bình lên chức Tổng bí thư đảng.
Nhìn vào cácdiễn tiến như vừa trình bày ở trên, chẳng cần là một bình luận gia, ai cũng đoán biết được rằng đó chẳng phải là việc bài trừ tham nhũng, hối lộ mà là chuyện lãnh đạo Trung quốc đang thanh trừng lẫn nhau, chứ tham nhũng thì ngay cả ông Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo và bây giờ là ông Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường…đều tham nhũng cả.
Hiện nay chuyện tham nhũng hay phòng chống tham nhũng ở Tàu hoặc ở Việt Nam đều giống nhau, chỉ khác một chút là ông lãnh đạo tham nhũng nào của Việt Nam mà được Bắc Kinh bảo chứng là có tham nhũng cách mấy cũng không phe cánh nào dám động tới, bởi vậy lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam chẳng ông nào dám làm ngược ý Bắc Kinh, thành ra Trung quốc mượt sức chiếm đất, lấn biển của Việt Nam cũng chỉ bị phản đối chiếu lệ mà thôi. Bắc Triều Tiên cũng bị lệ thuộc nhiều vào Trung quốc, nhưng khi quyền lợi đất nước bị Bắc Kinh chèn ép thì Bình Nhưỡng đâu chịu im tiếng, sẵn sàng đi ngược lại sự áp đặt của Trung quốc. Xét về mặt này thì Hà Nội thua xa Bình Nhưỡng, thưa phải không quý thính giả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét