Hệ thống cai trị của đảng là một guồng máy "móc túi" khổng lồ mà người dân đang sống cùng nó. Khi mà kinh tế suy sụp thì đảng càng ra tay trấn lột. Vậy ngưới dân cần phải làm gì để chặt tay kẻ cắp? Trong tiết mục Người Dân Tự Quyết, Mời quý thính giả theo dõi bài CHẶN ĐỨNG BÀN TAY MÓC TÚI DÂN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN của Lý Trần Công qua giọng đọc của Hải Nguyên.
Thời nay kinh tế Việt Nam đang trong cơn khủng hoảng, hay đúng hơn là trong cơn hấp hối dưới tài lãnh đạo của Đảng. Việc kiếm tiền là không dễ khi mà thất nghiệp tràn lan, chỉ mới ba tháng đầu năm đã có 13.000 doanh nghiệp đua nhau phá sản, gía cả hàng hóa tăng hằng ngày. Mong muốn một mức sống tối thiểu của những người dân lao động, đang bị nền kinh tế thị trường định hướng xã hội nghèo đói của cộng sản đe dọa và tước đoạt. Sự nghèo túng đang gõ cửa từng nhà.
Những ngày cuối tháng Tư này thời tiết trở nên ngột ngạt, nóng bức, người dân thành thị càng khốn khổ hơn khi ngành điện thường xuyên cúp điện vào ban ngày với lý do sửa chữa đường dây, thiếu điện hay những lý do có vẻ hợp lý khác. Sự độc quyền nhà nước của Tập đoàn điện lực Việt Nam, đã biến nó thành một cỗ máy nuốt tiền khổng lồ núp dưới vỏ bọc an ninh năng lượng. Theo chân các tập đoàn Vinashin và Vinalines, tập đoàn này đang mắc nợ lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng. Người dân Việt đang chuẩn bị cho đảng móc túi hợp pháp, qua việc tăng giá điện thời gian tới. Chưa đầy một tháng trước, ngày 28 tháng Ba, hai bộ Tài chính và Công thương toa rập với nhau "đánh úp" người dân bằng cách bí mật, bất ngờ, tăng giá xăng lên thêm 1.430 đồng/1lít, trong khi giá xăng thế giới giảm. Lý giải cho việc tăng giá xăng dầu, là hàng loạt những lý do chẳng tuân theo quy luật thị trường như: để chống buôn lậu, bù lỗ cho các chi phí điều hành quản lý, quỹ bình ổn giá xăng dầu đã hết v.v.. chẳng có lý do nào là hợp lý. Thật đúng là: "miệng nhà quan nói ngang, nói phét". Khi xăng dầu, điện, nước mà tăng giá thì tất cả hàng hóa, dịch vụ cũng tăng theo, người dân chẳng còn cách nào khác là phải bóp bụng chi thêm tiền, trong khi các nhóm lợi ích của đảng ung dung chia chác đút tiền vào túi.
Sức lực người dân càng cạn kiệt, khi đám tay chân của đảng ở địa phương cũng dùng mọi thủ đoạn cưỡng đoạt tiền của dân, nhất là ở các thành thị. Đúng theo luật, thì người dân chỉ phải đóng góp cho một quỹ Phòng chống lụt bão hàng năm là 6.000 đồng một đầu người. Thế nhưng, ngoài đóng góp cho quỹ này, người dân còn phải đóng thêm các khoản khác như: quỹ quốc phòng an ninh; quỹ đền ơn đáp nghĩa; quỹ xóa đói giảm nghèo; quỹ phòng chống ma túy; quỹ đầu tư hạ tầng giao thông và còn rất nhiều những quỹ khác nữa do chính quyền địa phương được lệnh đảng vẽ ra để thu tiền. Tất cả đều được mang danh vận động nhân dân tự nguyện đóng góp, nhưng thử hỏi có bao nhiêu người dân đủ can đảm để không tự nguyện. Nếu người dân không tự nguyện đóng góp, thì họ sẽ nhận được những khó khăn khi phải chứng thực giấy tờ, sự mạ lỵ và cả trù dập bởi các công chức chính quyền. Hồi đầu năm, báo chí cộng sản đưa tin phường 12 quận Bình Thạnh của Sài-gòn, ra lệnh thu của người dân trong năm 2013, số tiền đã lên đến trên 250 ngàn. Phường còn kèm theo thông báo dự trù sẽ thu tiếp 250 ngàn nữa trong tương lai, nhưng vì hiện thời chưa nghĩ ra lý do để thu, thật là nực cười. Mới chỉ một phường mà một hộ dân phải đóng trên 500 ngàn đồng một năm, thì cả nước với 11.112 xã, phường, thì số tiền thu được lớn tới mức nào. Vậy tiền đó sẽ đi về đâu, và đưa cho ai chắc hẳn người dân ai cũng biết.
Khi đảng kiệt quệ về tài chính đến nỗi phải sai nhân viên công quyền đi "cướp" ngày, mà Hà Nội là một điển hình "tiên tiến" của chủ nghĩa xã hội. Đảng có sáng kiến ra lệnh cho 577 đơn vị hành chính cấp xã, phường của Hà Nội, phải thu về cho đảng ít nhất là 28 tỷ đồng một tháng. Với chỉ tiêu một phường phải nộp 50 triệu đồng một tháng, nên công an phải huy động toàn bộ lực lượng ra đứng đường chặn xe, kiếm cớ cho dù là vô lý, để phạt người dân lấy tiền cho bằng được. Với 64 tỉnh thành trên cả nước thì đảng tha hồ ngồi đếm tiền.
Người dân đang sống trong giai đoạn kinh tế khó khăn chồng chất, nhưng họ phát hiện ra rằng, đảng cộng sản đang đẩy hàng triệu công chức đang phục vụ đảng sang cho người dân nuôi giùm, bằng cách sống ký sinh, hoặc bòn rút tiền của người dân bằng mọi cách, kể cả cướp công khai.
Khi kinh tế chìm đắm trong khủng hoảng, thì cũng là lúc tài điều hành kinh tế của đảng nổi lên như cồn. Đảng cộng sản từ một kẻ cướp chính quyền, giờ đây đang đóng vai là một đảng con buôn chợ trời. Kiến thức điều hành kinh tế của đảng chỉ cần: chụp giựt, gian dối, mánh mung, lừa đảo, cưỡng đoạt và luôn cả giựt nợ... Khi một chính quyền thay vì quản lý điều hành xã hội, mà lại thành lập những tập đoàn, tổng công ty dùng quyền lực để tranh giành lợi nhuận với tư doanh, thì thử hỏi có doanh nghiệp nào tồn tại nổi trong một cơ chế như vậy.
Bất động sản ngày nay đóng băng không thể mua bán,chính là do người dân chặn đứng bàn tay móc túi dân, và chặn luôn bàn tay cướp đất đai của đảng. Hệ thống ngân hàng của đảng có tiền, nhưng không thể cho doanh nghiệp vay kiếm lời, chỉ vì đảng đã bức tử hàng loạt doanh nghiệp tư nhân. Việc các ngân hàng ưu tiên cho các doanh nghiệp nhà nước vay, và kỳ thị bắt chẹt những doanh nghiệp tư nhân bằng các khoản chi phí lót tay thì giờ đây hậu quả họ phải gánh chịu. Còn thị trường chứng khoán người dân nhận ra thực chất chỉ là một sòng bài công khai do đảng lãnh đạo.
Ngân sách của chính phủ cộng sản thâm thủng nặng nề, doanh nghiệp phá sản hàng loạt, sản xuất đình trệ không thu được thuế. Người dân không mua sắm phần vì không có tiền, và cũng một phần lo sợ hàng hóa chứa độc tố kém chất lượng của Trung cộng tràn ngập. Người dân cũng không thể nuôi báo cô hàng triệu những cán bộ công chức của đảng, bất tài vô dụng, sáng cắp ô đi chiều vào quán nhậu, bằng cách không đóng góp tiền bạc cho bất cứ hình thức gây quỹ nào, vì chúng chính là quỹ đen nuôi đảng.
Lạm phát đang quay trở lại, khi mà quan chức cấp cao in tiền ồ ạt để thu mua Dollar Mỹ chuyển ra nước ngoài thủ thân. Người dân hãy tự bảo vệ những đồng tiền còm của mình, trước âm mưu đổi tiền của cộng sản trong tương lai.
Lý Trần Công
25/04/2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét