Sau 49 năm người dân Miến Điện bị tước mất quyền tự do báo chí khi chế đô quân phiệt xiết chặt quyền tự do ngôn luận tại đây. Ngày 1 tháng Tư năm 2013 chinh quyền đã chính thức trả lại quyền này, và cho phép 16 tờ báo tư nhân được phát hành, đây là sự thay đổi lớn trên con đường xây dựng dân chủ. Liệu sự kiện này có ý nghĩa gì đối với tình trạng tự do ngôn luận tại Việt Nam hôm nay? Mời quí thính giả nghe quan điểm của chúng tôi với đề tài "Miến Điện có tự do Báo chí, bao giờ mới đến lượt Việt Nam?" qua giọng đọc của Hải Nguyên.
Ngày 1 tháng Tư năm 2013 người dân Miến Điện đã đón mừng một tin vui khi họ nhìn thấy những tờ báo do tư nhân làm chủ đến được tay độc giả sau 49 năm vắng bóng tại xứ này.
Myanmar hay còn gọi là Miến Điện, một quốc gia có biên giới tiếp giáp với 5 nước láng giềng là Ấn Độ, Bangladesk, Thái Lan, Laos và Trung Cộng. Có diện tích gấp hơn 2 lần Việt Nam, dân số khoảng 60 triệu. Miến Điện Là thuộc địa của Anh trong gần 100 năm, và đã dành được độc lập từ năm 1948. Trải qua những giai đoạn đổi thay thể chế chính trị, từ năm 1962 nước này do quân đội nắm quyền cai trị, kéo dài gần 50 năm.
Nói tới Miến Điện, ta không quên nhắc tới một công dân của xứ này là ông U Thant, đã giữ chức Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc từ năm 1961 đến 1971.
Từ một quốc gia bị cai trị bởi tập đoàn độc tài quân phiệt suốt gần nửa thế kỷ, lại chịu ảnh hưởng sâu đậm từ Trung Cộng, nên các quyền tự do của người dân hầu như hoàn toàn bị bóp nghẹt, thế mà bỗng dưng vì lý do gì từ năm 2011, nước này lại đột ngột thay đổi 180 độ như vậy, khiến cả thế giới vừa ngỡ ngàng vừa hân hoan trước sự đổi thay lạ kỳ ấy?
Chắc chắn sự chuyển hướng chính trị của Miến Điện phải do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân sâu xa nhất, quan trọng nhất, mạnh mẹ nhất chính là khát vọng tự do và dân chủ của người dân, đó là hai yếu tố cấu thành sức mạnh, có khả năng vượt thắng mọi thách đố, mọi hiểm nguy kể cả mạng sống con người. Yếu tố tinh thần trên cộng với sự lãnh đạo của những con người có trái tim rộng mở, biết cảm thông và chia sẻ với đồng bào của mình trước những đau khổ tinh thần và thể chất, khi bị tước đoạt các quyền tự do căn bản, đó là những người như tướng Thein Sein, như bà Aung San Suu Kyi, và những tướng lãnh trong quân đội. Thái độ đoạn tuyệt với quá khứ đầy uy quyền của hàng tướng lãnh không phải là chuyện dễ dàng, nếu họ không ý thức được sự bế tắc của độc tài, sự cô đơn lạc lõng của đất nước giữa cộng đồng thế giới, và giữa những quốc gia lân bang. Quan trọng hơn nữa, họ đã nhận ra hệ lụy của độc tài đã gây ra bao tang tóc đau khổ cho chính đồng bào họ, trong ấy có con cháu, họ hàng, bạn hữu nữa. Và sự độc tài đã chận bước tiến của đất nước, từ một quốc gia phong phú tài nguyên, giàu có bậc nhất trong vùng, đã tụt xuống hàng quốc gia nghèo đói lạc hậu bậc nhất trên thế giới.
Sự chuyển hướng chính trị từ độc tài sang dân chủ chắc chắn phải trải qua nhiều gian nan thử thách, nhất là ở một quốc gia vốn đã có những xung khắc sâu đậm về sắc tộc và tôn giáo từ rất lâu. Thế nhưng chỉ sau một năm chuyển đổi, ngọn gió dân chủ đã làm cho đất nước khởi sắc hẳn lên. Người dân trong nước được thở phào nhẹ nhõm, và hân hoan mở rộng cửa đón nhận các nguồn trợ giúp, và đâu tư từ nước ngoài, tạo nên một không khí sinh động, đẩy nhanh đà phát triển trên mọi lãnh vực, rút ngắn quãng đường tụt hậu sau những năm dài đen tối.
Nhưng điều mà chúng tôi muốn nói đến hôm nay mang ý nghĩa rất lớn trong sự chuyển hướng chính trị tại Miến Điện, đó là người dân được trả lại quyền tự do ngôn luận, một quyền tự nhiên của con người từ khi cất tiếng khóc chào đời, không ai có quyền ngăn cấm hay tước đoạt cả. Thế nhưng tại sao các chế độ độc tài và cộng sản lại chủ trương ngăn cấm quyền này. Câu trả lời rất đơn giản, đó là vì họ sợ sự thật. Sự thật sẽ phơi bày những dối trá, gian manh, xảo quyết, nên họ phải bưng bít ngăn cấm.
Trở về với Việt Nam hôm nay, một quốc gia mà nhà cầm quyền cộng sản luôn vỗ ngực tự hào là tiến bộ, là văn minh, là dân chủ gấp trăm lần các nước dân chủ trên thế giới, thì lại chính là quốc gia đã cướp đi quyền tự do ngôn luận của người dân một cách thô bạo. Một quốc gia mà toàn thể hệ thống truyền thanh, truyền hình, và trên 700 tờ báo giấy, báo điện tử đều là của nhà nước, thì hỏi rằng tự do ngôn luận ở chỗ nào. Chưa hết, bất cứ ai nói những điều trái với ý của đảng cộng sản đều bị khủng bố, bắt bớ, khép vào tội tuyên truyền chống phá nhà nước, nói xấu đảng và bị giam giữ, tù đày. Đó có phải là bóp nghệt tự do ngôn luận hay không?
Trong thời chiến tranh, người dân Miền Bắc chỉ được nghe những gì từ loa tuyên truyền của nhà nước về một Miền Nam đói khổ, nghèo nàn; thì sau 1975 người dân và bộ đội vào Nam đã vỡ lẽ, họ mới nhận ra là đã bị đảng lừa trong suốt bao nhiêu năm. Thế mà đến ngày hôm nay, với sự tiến bộ của khoa học, sự nhanh nhậy của thông tin, và trình độ hiểu biết cao của người dân, đã nhin thấy rõ những gian manh xảo quyệt của cộng sản, họ không thể bưng bít và lừa dối được, thì dở trò côn đồ lưu manh là dùng bạo lực để khủng bố hãm hại người dân.
Nếu những người lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam biết nhìn xa thấy rộng, biết nghĩ đến tương lai của dân tộc, trong ấy có dòng họ, có gia đình con cái họ, thì họ hãy thức tỉnh, học bài học của những người lãnh đạo Miến Điện, trả lại quyền tự do ngôn luận và những quyền căn bản cho người dân, mở ra một sinh lộ cho dân tộc, để đất nước được phát triển, thì với bản chất bao dung sẵn có, tội ác của họ sẽ được giảm khinh, bằng không rồi bánh xe lịch sử cũng sẽ tiến tới nghiền nát mọi chế độ đi ngược với lòng dân, đó là một qui luật tất yếu của lịch sử, không có luật trừ nào cho những kẻ ngoan cố vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét