Tại một ngân hàng ở Hà Nội, tháng 10/2010. Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng là một trong những nguyên nhân chính khiến Việt Nam tăng trưởng chậm lại.
Theo số liệu do Tổng cục Thống kê công bố ngày 27/03, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong quý một năm nay ước tính chỉ đạt 4,89% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy là kinh tế Việt Nam đang có chiều hướng đi xuống, vì năm ngoái, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2012 cũng chỉ đạt 5,03%, mức thấp nhất từ 13 năm qua.
Trước tình hình kinh tế đang có chiều hướng đi xuống như vậy, vào tháng Hai vừa qua, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế cho giai đoạn 2013-2020, với mục tiêu « nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh » của nền kinh tế.
Vào tháng trước, ông Nguyễn Tấn Dũng cũng đã chỉ định phó thủ tướng Vũ Văn Ninh và thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình làm trưởng ban và phó ban chỉ đạo đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015. Một công ty quản lý tài sản Nhà nước theo dự kiến cũng sẽ được thành lập trước cuối tháng này nhằm xử lý nợ xấu.
Theo nhận định của ông Johanna Chua, nhà nghiên cứu kinh tế châu Á của ngân hàng Citigroup, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã nới lỏng chính sách tiền tệ rồi và hiện đang có nhiều nguồn thanh khoản, thế nhưng, do Việt Nam không có một hệ thống ngân hàng vận hành tốt, không rõ là những biện pháp nói trên có sẽ giúp phục hồi hoạt động kinh tế hay không.
Tại Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân, ngày 05 và 06/04 ở Nha Trang, các chuyên gia cũng cảnh báo là các số liệu kinh tế vĩ mô chủ yếu của quý một năm 2013 chưa cho thấy kinh tế Việt Nam năm nay sẽ “đảo chiều”, khả năng phục hồi tăng trưởng còn ảm đạm.
Ngân hàng Thế giới cũng dự báo là kinh tế Việt Nam năm nay chỉ tăng 5,5%. Nếu như thế thì đây sẽ là lần đầu tiên từ hai thập niên qua, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong hai năm liên tiếp ở mức dưới 6%.
Xu hướng đi xuống của nền kinh tế Việt Nam cần phải được đặt trong một thời kỳ dài hơn. Báo cáo đánh giá tổng thể tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam sau 5 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố ngày 3/4 cho thấy, tăng trưởng của 3 ngành kinh tế trụ cột là nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ 5 năm sau khi gia nhập WTO đều thấp hơn so với giai đoạn trước khi gia nhập, trong khi quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn diễn ra chậm chạp. Nói chung, cả ba ngành đó có cùng đặc tính: Hiệu quả cạnh tranh và giá trị gia tăng đều thấp.
Không chỉ có hiệu quả cạnh tranh thấp, kinh tế Việt Nam đang mất dần sự thu hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Cam kết đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã giảm từ 18,1 tỷ đôla năm 2010, xuống còn 14,7 tỷ năm 2011. Năm ngoái, cam kết đầu tư ngoại quốc chỉ đạt 13 tỷ đôla, trong khi chỉ tiêu đề ra là từ 15 đến 17 tỷ.
Trong khi đó, theo Tổ chức Hội nghị về Mậu dịch và Phát triển của LHQ ( UNCTAD ), ngay cả tính về trị giá hối đoái hiện nay, đầu tư ngoại quốc trực tiếp năm ngoái đổ vào Miến Điện đã tăng 90% và vào Cam Bốt tăng hơn 100% so với năm trước.
Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ, tiến sĩ Lê Đăng Doanh, trước hết, đưa ra một số nhận xét về kết quả của nền kinh tế Việt Nam trong quý một vừa qua:
TS Lê Đăng Doanh: Kết quả kinh tế quý một có một số điểm đáng chú ý như sau:
Một là lạm phát tương đối thấp. Đấy là do kết quả của tín dụng không gia tăng. Tăng trưởng tín dụng chỉ là 0,03%, trong khi đó, giá tăng 2,56%. Sức mua cũng giảm sút rất nhiều. Vì vậy chỉ số giá cả là tốt.
Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 4,89%, một tốc độ tăng trưởng thấp. Đáng chú ý là tăng trưởng công nghiệp rất thấp. Các báo cáo về các đơn đặt hàng đối với các doanh nghiệp chưa có sự lạc quan. Xuất khẩu thì vẫn tăng khá, nhưng phần lớn là đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài. Nông nghiệp cho tới nay vẫn là chỗ dựa vững chắc của nền kinh tế Việt Nam, thì năm nay rất có thể sẽ gặp khó khăn, bởi vì hạn hán ở miền Trung, xâm mặn và hạn hán ở miền Nam sẽ ảnh hưởng nhiều đến kết quả của cà phê, tiêu, cũng như kết quả của vụ mùa hiện nay.
Đáng chú ý nữa là khoảng 15.700 doanh nghiệp tư nhân đã tuyên bố phá sản hoặc đóng cửa, cao hơn con số 15.300 mới đăng ký và đây là lần đầu tiên mà số doanh nghiệp đóng cửa cao hơn số doanh nghiệp đăng ký. Điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng có công ăn việc làm của giới trẻ trong thời gian tới đây.
RFI: Thưa ông Lê Đăng Doanh, ngoài những lý do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới hay thời tiết như ông vừa nêu ở trên, có những lý do nào khác giải thích cho việc kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng chậm như vậy?
TS Lê Đăng Doanh: Tại Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân, do Uỷ ban kinh tế Quốc hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội và Nhân văn và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức ở thành phố Nha Trang, mọi người đều lưu ý là đề án tái cấu trúc tổng thể nền kinh tế, đã có đề án xử lý nợ xấu ngân hàng, đã có đề án tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước, mà tập trung là tái cấu trúc các tập đoàn và tổng công ty Nhà nước và tái cấu trúc đầu tư công, nhưng cho đến nay, những gì thực sự làm được là quá ít, tức là đạt được quá ít tiến bộ rất cần thiết.
Nhiều ý kiến nhấn mạnh là phải tái cấu trúc thể chế Việt Nam, vì hiện nay bộ máy ( hành chính ) của Việt Nam tạo ra quá nhiều chi phí về thời gian và tiền bạc đối với doanh nghiệp. Đấy cũng là điều mà chúng ta phải lưu ý xem xét.
RFI: Hiện nay, vấn đề lớn nhất đối với các doanh nghiệp đó là thiếu nguồn tín dụng, kế hoạch tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam liệu có sẽ giúp giải quyết được vấn đề này?
TS Lê Đăng Doanh: Việc xử lý nợ xấu và giải quyết hàng tồn kho là điểm mấu chốt để khắc phục tình trạng đóng băng tín dụng hiện nay. Như tôi đã nói ở trên, tín dụng trong ba tháng đầu năm chỉ tăng 0,03%, trong khi đó giá tăng 2,56%, tức là trên thực tế, tín dụng hầu như không có tăng gì cả và điều đó làm cho các doanh nghiệp tư nhân hết sức khó khăn. Rất đáng tiếc là chính phủ đã yêu cầu phải có đề án về công ty xử lý nợ vào cuối tháng 3, nhưng khi đề án trình ra thì chính phủ đã bác, vì đề án đó chủ yếu xử lý nợ giữa các ngân hàng, chứ còn nợ giữa ngân hàng với các doanh nghiệp chưa được xử lý.
Tôi lo ngại về tình hình xử lý nợ xấu quá chậm, dẫn đến những khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận tín dụng. Ngoài ra, việc tái cấu trúc ngân hàng cũng rất là trì trệ. Cho đến nay, Ngân hàng Nhà nước chỉ thành công trong việc sát nhập vài ngân hàng yếu với nhau, nhưng liệu hai ông yếu gộp lại có thành một ông khoẻ hay không? Đó là một câu hỏi cần phải xem xét và xử lý.
RFI: Vậy thì Việt Nam phải có những cải tổ nào để kinh tế thật sự có sức cạnh tranh cao?
TS Lê Đăng Doanh: Tại Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân, phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đã kết luận là cần phải có quyết tâm lớn và thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình tái cấu trúc và thúc đẩy cải cách. Sắp tới đây, khi họp lại, Quốc hội chắc chắn sẽ họp bàn việc thúc đẩy quá trình này. Tôi hy vọng là từ đây đến khi Quốc hội họp, chính phủ cũng sẽ nỗ lực thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, hiện nay rất quan trọng, để thúc đẩy tăng trưởng Việt Nam.
Trước mặt, điều cơ bản là phải gấp rút xử lý nợ xấu và phải tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước. Xin lưu ý là các tập đoàn và tổng công ty Nhà nước hiện nay nợ tổng cộng 1 triệu 330 ngàn tỷ đồng và đấy là một số tiền rất lớn, thế mà đề án tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước lại không đả động gì đến món nợ này. Tôi không nghĩ là có thể tái cấu trúc được doanh nghiệp Nhà nước, nếu không xử lý xong món nợ này. Cho nên, tái cầu trúc cần phải có một nguồn tài chính nhất định, nếu không tái cấu trúc sẽ rất khó khăn
RFI: Xin cám ơn tiến sĩ Lê Đăng Doanh.
Chuyên gia Jonathan Pincus: "Việt Nam phải cải tổ cơ cấu sâu rộng hơn"
Trong bài viết đề ngày 07/04, đăng trên Diễn đàn Đông Á, ông Jonathan Pincus, Giám đốc đào tạo và cố vấn nội dung đào tạo của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP) thuộc Chương trình Việt Nam, Đại học Harvard, cũng cho rằng Việt Nam cần phải thi hành các cải tổ cơ cấu sâu rộng hơn.
Trong bài viết này, trước hết ông Pincus nhận định rằng chính sách tiền tệ chặt chẽ mà Việt Nam thi hành vào năm 2011 đã làm lộ rõ “những vết nứt sâu đậm” trong nền kinh tế. Những rạn nứt này lộ rõ vì vì kinh tế Việt Nam nay bao gồm hai khu vực hầu như là tự quản.
Khu vực đầu tiên là ngành xuất khẩu đầy năng động và có sức cạnh tranh cao, chuyên sản xuất các mặt hàng thiên về gia công và nông phẩm. Khu vực thứ hai là khu vực được bảo hộ, chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước hoặc có quan hệ với Nhà nước, vốn tồn tại chủ yếu nhờ được hưởng nguồn tín dụng dễ dãi và được ưu tiên sử dụng đất.
Việc thắt chặt tín dụng vào năm 2011 đã làm lộ rõ tình trạng nợ nần của các doanh nghiệp thuộc khu vực thứ hai, và tầm mức tham gia của các doanh nghiệp này vào các hoạt động đầu cơ. Trong khi đó, khu vực có sức cạnh tranh cao vẫn tiến bước đi đầu.
Theo ông Pincus, do phần lớn các nguồn tín dụng được chuyển vào các hoạt động kinh doanh mang tính đầu cơ, cho nên khi nguồn tín dụng khan hiếm đi, trị giá các tài sản này sụt giảm, khiến hàng ngàn công ty bị phá sản. Nợ xấu ngân hàng ở Việt Nam hiện nay được thẩm định là từ 10 đến 25% tổng thu nhập quốc gia, trong đó khoảng 40% nợ xấu hiện do các ngân hàng thương mại quốc doanh nắm. Phần còn lại nằm trong số các ngân hàng thương mại cổ phần. Phần lớn những nợ xấu này được thế chấp bởi đất đai và bất động sản, và phần còn lại bởi những tài sản khác trong khu vực phi cạnh tranh.
Theo ông Pincus, chính quyền đã xác định đúng việc cải tổ cơ cấu hệ thống ngân hàng, các doanh nghiệp Nhà nước và đầu tư công là những điều kiện tiên quyết để khởi động lại tăng trưởng kinh tế cao. Vấn đề là trong cả ba lĩnh vực đó, các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam đều cho thấy họ thiên về thay đổi từ từ và thử nghiệm, hơn là thay đổi triệt để, vì lý do căng thẳng chính trị trong vài năm qua.
Ông Pincus dự báo là trong năm 2013, kinh tế Việt Nam sẽ vẫn tăng trưởng chậm, nhưng sẽ tăng. Việc cho vay sẽ khởi động lại khi các ngân hàng cổ phần mạnh hơn, chỉnh đốn được bảng cân đối tài sản của mình. Khu vực kinh tế cạnh tranh sẽ tiến về phía trước, tạo công ăn việc làm và nguồn ngoại tệ. Chính quyền trên nguyên tắc sẽ đề ra những giải pháp cho các khu vực ngân hàng và doanh nghiệp Nhà nước.
Nhưng ông Pincus đặt câu hỏi: " Liệu chính quyền có thể tăng tốc tiến trình phục hồi bằng cách thực hiện những cải tổ sâu rộng hơn?" Ông viết tiếp : " Theo một góc nhìn kinh tế hạn hẹp, câu trả lời là có. Các món nợ xấu và giá cả tài sản phi thực tế đang kềm lại đà tăng trưởng. Một kế hoạch mạnh mẽ nhằm tái cơ cấu khu vực ngân hàng sẽ tạo ra một hệ thống tài chính mạnh mẽ hơn, hệ thống này sẽ có một vị trí vững chắc hơn để cung cấp nguồn tín dụng cho tăng trưởng một cách bền vững hơn".
Ông Pincus cũng cho rằng, “việc áp đặt những tiêu chuẩn cao hơn về kê khai và quản lý công ty đối với các doanh nghiệp Nhà nước, cho phép các công ty này được quyền bán tài sản theo giá thị trường cũng sẽ giúp ( thúc đẩy tăng trưởng ). Điều quan trọng hơn là cần phải bãi bỏ mọi hình thức bảo hộ để buộc các doanh nghiệp Nhà nước tạo ra giá trị hơn là đục khoét thị trường trong nước".
Nhưng theo ông Pincus, "các ngân hàng và doanh nghiệp Nhà nước vẫn có đủ ảnh hưởng để cưỡng lại việc cải cách, cho đến khi nào tình trạng này thay đổi, bàn thảo về thay đổi cơ cấu cũng chỉ đến thế mà thôi".
Vào tháng trước, ông Nguyễn Tấn Dũng cũng đã chỉ định phó thủ tướng Vũ Văn Ninh và thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình làm trưởng ban và phó ban chỉ đạo đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015. Một công ty quản lý tài sản Nhà nước theo dự kiến cũng sẽ được thành lập trước cuối tháng này nhằm xử lý nợ xấu.
Theo nhận định của ông Johanna Chua, nhà nghiên cứu kinh tế châu Á của ngân hàng Citigroup, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã nới lỏng chính sách tiền tệ rồi và hiện đang có nhiều nguồn thanh khoản, thế nhưng, do Việt Nam không có một hệ thống ngân hàng vận hành tốt, không rõ là những biện pháp nói trên có sẽ giúp phục hồi hoạt động kinh tế hay không.
Tại Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân, ngày 05 và 06/04 ở Nha Trang, các chuyên gia cũng cảnh báo là các số liệu kinh tế vĩ mô chủ yếu của quý một năm 2013 chưa cho thấy kinh tế Việt Nam năm nay sẽ “đảo chiều”, khả năng phục hồi tăng trưởng còn ảm đạm.
Ngân hàng Thế giới cũng dự báo là kinh tế Việt Nam năm nay chỉ tăng 5,5%. Nếu như thế thì đây sẽ là lần đầu tiên từ hai thập niên qua, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong hai năm liên tiếp ở mức dưới 6%.
Xu hướng đi xuống của nền kinh tế Việt Nam cần phải được đặt trong một thời kỳ dài hơn. Báo cáo đánh giá tổng thể tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam sau 5 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố ngày 3/4 cho thấy, tăng trưởng của 3 ngành kinh tế trụ cột là nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ 5 năm sau khi gia nhập WTO đều thấp hơn so với giai đoạn trước khi gia nhập, trong khi quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn diễn ra chậm chạp. Nói chung, cả ba ngành đó có cùng đặc tính: Hiệu quả cạnh tranh và giá trị gia tăng đều thấp.
Không chỉ có hiệu quả cạnh tranh thấp, kinh tế Việt Nam đang mất dần sự thu hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Cam kết đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã giảm từ 18,1 tỷ đôla năm 2010, xuống còn 14,7 tỷ năm 2011. Năm ngoái, cam kết đầu tư ngoại quốc chỉ đạt 13 tỷ đôla, trong khi chỉ tiêu đề ra là từ 15 đến 17 tỷ.
Trong khi đó, theo Tổ chức Hội nghị về Mậu dịch và Phát triển của LHQ ( UNCTAD ), ngay cả tính về trị giá hối đoái hiện nay, đầu tư ngoại quốc trực tiếp năm ngoái đổ vào Miến Điện đã tăng 90% và vào Cam Bốt tăng hơn 100% so với năm trước.
Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ, tiến sĩ Lê Đăng Doanh, trước hết, đưa ra một số nhận xét về kết quả của nền kinh tế Việt Nam trong quý một vừa qua:
TS Lê Đăng Doanh: Kết quả kinh tế quý một có một số điểm đáng chú ý như sau:
Một là lạm phát tương đối thấp. Đấy là do kết quả của tín dụng không gia tăng. Tăng trưởng tín dụng chỉ là 0,03%, trong khi đó, giá tăng 2,56%. Sức mua cũng giảm sút rất nhiều. Vì vậy chỉ số giá cả là tốt.
Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 4,89%, một tốc độ tăng trưởng thấp. Đáng chú ý là tăng trưởng công nghiệp rất thấp. Các báo cáo về các đơn đặt hàng đối với các doanh nghiệp chưa có sự lạc quan. Xuất khẩu thì vẫn tăng khá, nhưng phần lớn là đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài. Nông nghiệp cho tới nay vẫn là chỗ dựa vững chắc của nền kinh tế Việt Nam, thì năm nay rất có thể sẽ gặp khó khăn, bởi vì hạn hán ở miền Trung, xâm mặn và hạn hán ở miền Nam sẽ ảnh hưởng nhiều đến kết quả của cà phê, tiêu, cũng như kết quả của vụ mùa hiện nay.
Đáng chú ý nữa là khoảng 15.700 doanh nghiệp tư nhân đã tuyên bố phá sản hoặc đóng cửa, cao hơn con số 15.300 mới đăng ký và đây là lần đầu tiên mà số doanh nghiệp đóng cửa cao hơn số doanh nghiệp đăng ký. Điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng có công ăn việc làm của giới trẻ trong thời gian tới đây.
RFI: Thưa ông Lê Đăng Doanh, ngoài những lý do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới hay thời tiết như ông vừa nêu ở trên, có những lý do nào khác giải thích cho việc kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng chậm như vậy?
TS Lê Đăng Doanh: Tại Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân, do Uỷ ban kinh tế Quốc hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội và Nhân văn và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức ở thành phố Nha Trang, mọi người đều lưu ý là đề án tái cấu trúc tổng thể nền kinh tế, đã có đề án xử lý nợ xấu ngân hàng, đã có đề án tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước, mà tập trung là tái cấu trúc các tập đoàn và tổng công ty Nhà nước và tái cấu trúc đầu tư công, nhưng cho đến nay, những gì thực sự làm được là quá ít, tức là đạt được quá ít tiến bộ rất cần thiết.
Nhiều ý kiến nhấn mạnh là phải tái cấu trúc thể chế Việt Nam, vì hiện nay bộ máy ( hành chính ) của Việt Nam tạo ra quá nhiều chi phí về thời gian và tiền bạc đối với doanh nghiệp. Đấy cũng là điều mà chúng ta phải lưu ý xem xét.
RFI: Hiện nay, vấn đề lớn nhất đối với các doanh nghiệp đó là thiếu nguồn tín dụng, kế hoạch tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam liệu có sẽ giúp giải quyết được vấn đề này?
TS Lê Đăng Doanh: Việc xử lý nợ xấu và giải quyết hàng tồn kho là điểm mấu chốt để khắc phục tình trạng đóng băng tín dụng hiện nay. Như tôi đã nói ở trên, tín dụng trong ba tháng đầu năm chỉ tăng 0,03%, trong khi đó giá tăng 2,56%, tức là trên thực tế, tín dụng hầu như không có tăng gì cả và điều đó làm cho các doanh nghiệp tư nhân hết sức khó khăn. Rất đáng tiếc là chính phủ đã yêu cầu phải có đề án về công ty xử lý nợ vào cuối tháng 3, nhưng khi đề án trình ra thì chính phủ đã bác, vì đề án đó chủ yếu xử lý nợ giữa các ngân hàng, chứ còn nợ giữa ngân hàng với các doanh nghiệp chưa được xử lý.
Tôi lo ngại về tình hình xử lý nợ xấu quá chậm, dẫn đến những khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận tín dụng. Ngoài ra, việc tái cấu trúc ngân hàng cũng rất là trì trệ. Cho đến nay, Ngân hàng Nhà nước chỉ thành công trong việc sát nhập vài ngân hàng yếu với nhau, nhưng liệu hai ông yếu gộp lại có thành một ông khoẻ hay không? Đó là một câu hỏi cần phải xem xét và xử lý.
RFI: Vậy thì Việt Nam phải có những cải tổ nào để kinh tế thật sự có sức cạnh tranh cao?
TS Lê Đăng Doanh: Tại Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân, phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đã kết luận là cần phải có quyết tâm lớn và thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình tái cấu trúc và thúc đẩy cải cách. Sắp tới đây, khi họp lại, Quốc hội chắc chắn sẽ họp bàn việc thúc đẩy quá trình này. Tôi hy vọng là từ đây đến khi Quốc hội họp, chính phủ cũng sẽ nỗ lực thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, hiện nay rất quan trọng, để thúc đẩy tăng trưởng Việt Nam.
Trước mặt, điều cơ bản là phải gấp rút xử lý nợ xấu và phải tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước. Xin lưu ý là các tập đoàn và tổng công ty Nhà nước hiện nay nợ tổng cộng 1 triệu 330 ngàn tỷ đồng và đấy là một số tiền rất lớn, thế mà đề án tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước lại không đả động gì đến món nợ này. Tôi không nghĩ là có thể tái cấu trúc được doanh nghiệp Nhà nước, nếu không xử lý xong món nợ này. Cho nên, tái cầu trúc cần phải có một nguồn tài chính nhất định, nếu không tái cấu trúc sẽ rất khó khăn
RFI: Xin cám ơn tiến sĩ Lê Đăng Doanh.
Chuyên gia Jonathan Pincus: "Việt Nam phải cải tổ cơ cấu sâu rộng hơn"
Trong bài viết đề ngày 07/04, đăng trên Diễn đàn Đông Á, ông Jonathan Pincus, Giám đốc đào tạo và cố vấn nội dung đào tạo của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP) thuộc Chương trình Việt Nam, Đại học Harvard, cũng cho rằng Việt Nam cần phải thi hành các cải tổ cơ cấu sâu rộng hơn.
Trong bài viết này, trước hết ông Pincus nhận định rằng chính sách tiền tệ chặt chẽ mà Việt Nam thi hành vào năm 2011 đã làm lộ rõ “những vết nứt sâu đậm” trong nền kinh tế. Những rạn nứt này lộ rõ vì vì kinh tế Việt Nam nay bao gồm hai khu vực hầu như là tự quản.
Khu vực đầu tiên là ngành xuất khẩu đầy năng động và có sức cạnh tranh cao, chuyên sản xuất các mặt hàng thiên về gia công và nông phẩm. Khu vực thứ hai là khu vực được bảo hộ, chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước hoặc có quan hệ với Nhà nước, vốn tồn tại chủ yếu nhờ được hưởng nguồn tín dụng dễ dãi và được ưu tiên sử dụng đất.
Việc thắt chặt tín dụng vào năm 2011 đã làm lộ rõ tình trạng nợ nần của các doanh nghiệp thuộc khu vực thứ hai, và tầm mức tham gia của các doanh nghiệp này vào các hoạt động đầu cơ. Trong khi đó, khu vực có sức cạnh tranh cao vẫn tiến bước đi đầu.
Theo ông Pincus, do phần lớn các nguồn tín dụng được chuyển vào các hoạt động kinh doanh mang tính đầu cơ, cho nên khi nguồn tín dụng khan hiếm đi, trị giá các tài sản này sụt giảm, khiến hàng ngàn công ty bị phá sản. Nợ xấu ngân hàng ở Việt Nam hiện nay được thẩm định là từ 10 đến 25% tổng thu nhập quốc gia, trong đó khoảng 40% nợ xấu hiện do các ngân hàng thương mại quốc doanh nắm. Phần còn lại nằm trong số các ngân hàng thương mại cổ phần. Phần lớn những nợ xấu này được thế chấp bởi đất đai và bất động sản, và phần còn lại bởi những tài sản khác trong khu vực phi cạnh tranh.
Theo ông Pincus, chính quyền đã xác định đúng việc cải tổ cơ cấu hệ thống ngân hàng, các doanh nghiệp Nhà nước và đầu tư công là những điều kiện tiên quyết để khởi động lại tăng trưởng kinh tế cao. Vấn đề là trong cả ba lĩnh vực đó, các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam đều cho thấy họ thiên về thay đổi từ từ và thử nghiệm, hơn là thay đổi triệt để, vì lý do căng thẳng chính trị trong vài năm qua.
Ông Pincus dự báo là trong năm 2013, kinh tế Việt Nam sẽ vẫn tăng trưởng chậm, nhưng sẽ tăng. Việc cho vay sẽ khởi động lại khi các ngân hàng cổ phần mạnh hơn, chỉnh đốn được bảng cân đối tài sản của mình. Khu vực kinh tế cạnh tranh sẽ tiến về phía trước, tạo công ăn việc làm và nguồn ngoại tệ. Chính quyền trên nguyên tắc sẽ đề ra những giải pháp cho các khu vực ngân hàng và doanh nghiệp Nhà nước.
Nhưng ông Pincus đặt câu hỏi: " Liệu chính quyền có thể tăng tốc tiến trình phục hồi bằng cách thực hiện những cải tổ sâu rộng hơn?" Ông viết tiếp : " Theo một góc nhìn kinh tế hạn hẹp, câu trả lời là có. Các món nợ xấu và giá cả tài sản phi thực tế đang kềm lại đà tăng trưởng. Một kế hoạch mạnh mẽ nhằm tái cơ cấu khu vực ngân hàng sẽ tạo ra một hệ thống tài chính mạnh mẽ hơn, hệ thống này sẽ có một vị trí vững chắc hơn để cung cấp nguồn tín dụng cho tăng trưởng một cách bền vững hơn".
Ông Pincus cũng cho rằng, “việc áp đặt những tiêu chuẩn cao hơn về kê khai và quản lý công ty đối với các doanh nghiệp Nhà nước, cho phép các công ty này được quyền bán tài sản theo giá thị trường cũng sẽ giúp ( thúc đẩy tăng trưởng ). Điều quan trọng hơn là cần phải bãi bỏ mọi hình thức bảo hộ để buộc các doanh nghiệp Nhà nước tạo ra giá trị hơn là đục khoét thị trường trong nước".
Nhưng theo ông Pincus, "các ngân hàng và doanh nghiệp Nhà nước vẫn có đủ ảnh hưởng để cưỡng lại việc cải cách, cho đến khi nào tình trạng này thay đổi, bàn thảo về thay đổi cơ cấu cũng chỉ đến thế mà thôi".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét